Báo động tình trạng tăng huyết áp ở lứa tuổi học trò

Không phải chỉ có những người lớn tuổi mới bị cao huyết áp mà căn bệnh này cũng đang báo động ở lứa tuổi học trò. Vậy nguyên nhân nào làm lứa tuổi học trò bị cao huyết áp và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Hiểu bệnh tìm hiểu cụ thể nhé!

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp

Các yếu tố nguy cơ chính dẫn đến tăng huyết áp ở lứa tuổi học trò bao gồm: chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thừa cân béo phì, rối loạn mỡ máu.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý như: ăn mặn, ăn nhiều chất béo, thực phẩm đậm độ năng lượng cao như đồ ăn chiên ngập dầu, thức ăn nhanh, nước uống có gas, có đường, ăn ít rau…

Trẻ thiếu thời gian vận động thể lực, nghỉ ngơi, ngủ không đủ, áp lực, stress quá nhiều,…

Một số bệnh lý dẫn đến tăng huyết áp thứ phát như bệnh lý về thận, một số bệnh lý mạch máu, tim mạch, tác dụng phụ của một số thuốc điều trị bệnh mãn tính,…

Thực tế, đa số trẻ hiện nay sáng được chở đi học, chiều được đón về, tối học bài, thời gian vui chơi, tập luyện rất ít,…Chính vì những lý do trên mà tình trạng tăng huyết áp ở trẻ ngày càng tăng cao.

bao-dong-tinh-trang-tang-huyet-ap-o-lua-tuoi-hoc-tro-2

Hậu quả lâu dài

Theo các bác sĩ cho biết: trẻ càng ít tuổi, bị tăng huyết áp càng sớm thì nguy cơ đối với sức khỏe càng lớn. Trước mắt, bệnh huyết áp cao sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, lao động của trẻ. Về lâu dài có thể dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm, gây tổn thương các cơ quan như não, gây suy tim, suy thận, ảnh hưởng các chức năng tuần hoàn của cơ thể, tổn thương võng mạc, dẫn tới mù lòa và giảm tuổi thọ.

bao-dong-tinh-trang-tang-huyet-ap-o-lua-tuoi-hoc-tro-1

Phương pháp phòng bệnh

Để hạn chế tăng huyết áp ở trẻ, các chuyên gia khuyến cáo: phải cho trẻ ăn theo chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, không ăn quá nhiều thực phẩm đậm độ năng lượng cao, đồ ăn thức uống nhiều đường, giảm ăn mặn. Kết hợp ăn nhiều rau, trái cây, ít nhất là 3 phần rau, 2 phần trái cây mỗi ngày.

Đảm bảo chế độ tập luyện, vận động thể lực đầy đủ, ít nhất là vận động thể lực đủ 120 phút/ngày, bao gồm hoạt động thể dục thể thao, đi bộ, làm việc nhà, vận động ở trường…

Đặc biệt, đối với trẻ bị thừa cân béo phì thì phải thực hiện điều trị giảm cân để giảm nguy cơ tăng huyết áp. Khi bị bệnh phải đi khám và điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.