Bệnh viêm ruột thừa – Nguyên nhân và cách phát hiện

Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm nhiễm và lên mủ dẫn đến đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ nặng hơn và gây ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy bệnh viêm ruột thừa là gì? Nguyên nhân và cách phát hiện bệnh như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bệnh viêm ruột thừa là gì?

Theo thống kê, viêm ruột thừa là bệnh lý thường gặp nhất trên thế giới và cần phải mổ để loại bỏ phần ruột thừa viêm nhiễm. Bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Khi bị viêm ruột thừa, người bệnh sẽ bị đau xung quanh rốn và sau đó chuyển đến vùng bụng dưới bên phải. Nếu không điều trị sớm, phần ruột thừa bị viêm có thể bị vỡ và làm cho phân lan tràn vào ổ bụng gây viêm phúc mạc đe dọa đến tính mạng người bệnh.

benh-viem-ruot-thua-nguyen-nhan-va-cach-phat-hien-1

Nguyên nhân gây viêm ruột thừa

benh-viem-ruot-thua-nguyen-nhan-va-cach-phat-hien-2

Tắc lòng ruột thừa: Có rất nhiều nguyên nhân gây tắc lòng ruột thừa. Có thể là do giun đũa, giun kim chui vào lòng ruột thừa. Hoặc là hệ thống nang lympho trong lòng ruột thừa sưng to bít miệng ruột thừa lại. Hoặc là chất niêm dịch trong lòng ruột thừa cô đặc tạo thành các bọc niêm dịch ruột thừa.

Nhiễm trùng ruột thừa: Vi khuẩn tắc trong ruột thừa phát triển gây viêm. Bên cạnh đó, ruột thừa bị nhiễm khuẩn có thể do nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng phổi, tai, mũi, họng…

Tắc nghẽn mạch máu ruột thừa: Mạch máu ruột thừa bị tắc nghẽn có thể do tắc lòng ruột thừa hoặc nhiễm trùng. Áp lực lòng ruột thừa tăng lên sẽ gây tắc nghẽn các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng thành ruột gây rối loạn tuần hoàn thành ruột thừa. Ngoài ra, độc tố của vi trùng Gr (-) cũng là nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu ruột thừa.

Cách phát hiện viêm ruột thừa

benh-viem-ruot-thua-nguyen-nhan-va-cach-phat-hien-3

Khi bị viêm ruột thừa, người bệnh sẽ có các triệu chứng cụ thể như sau:

  • Đi tiểu đau, đi tiểu thường xuyên hoặc tiểu ra máu.
  • Bị sốt cao kèm lạnh run, có thể do tình trạng ổ mủ ruột thừa.
  • Có dấu hiệu táo bón, khó xì hơi, nhưng thỉnh thoảng lại bị tiêu chảy.
  • Cảm thấy đau dữ dội ở khu trú, cơn đau kéo dài liên tục trong vài giờ.
  • Nhịp tim nhanh, bụng chướng, cảm giác chán ăn, lưỡi dơ, hơi thở hôi.
  • Có cảm giác đau hơn khi xoay người, hắt hơi, thở mạnh, ho, đi lại hoặc đụng vào.
  • Đột ngột hết đau bụng sau khi ruột thừa vỡ mủ, đây là tình trạng cần được cấp cứu.
  • Cảm thấy khó chịu vùng xung quanh rốn sau đó cơn đau di chuyển xuống vùng hố chậu phải.

Hiện nay, các trường hợp viêm ruột thừa được điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật nội soi qua ổ bụng. Trong trường hợp đã có biến chứng, bạn cần tiến hành mổ mở. Và sau khi mổ, người bệnh cần vận động nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt hơn. Sau 4 tuần, người bệnh có thể trở lại hoạt động bình thường. Để điều trị sớm, bạn nên đến bác sĩ thăm khám khi phát hiện những dấu hiệu bất thường.