Truy tìm thủ phạm khiến vết thương khó lành

Trên thực tế, hai người cùng bị một vết thương giống nhau nhưng có người mau lành nhưng cũng có người điều trị hoài không hết, ngược lại nó còn rất khó lành. Vậy nguyên nhân là do đâu? 

Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa gây ức chế quá trình lành vết thương

Qua nghiên cứu thực tế, cứ 10 người bị thương tích nghiêm trọng gần như nhau thì sẽ có 1 người mang những vết thương khó chữa lành.

Vấn đề này đã nhanh chóng được các nhà khoa học lý giải: Họ đã phát hiện ra trên bề mặt da người chứa một loại vi khuẩn có tên Pseudomonas aeruginosa gây ức chế quá trình lành vết thương. Nếu thụ thể cho phép cơ thể nhận ra loại vi khuẩn này bị trục trặc và không hoạt động đúng, tình trạng mất cân bằng vi khuẩn sẽ xảy ra gây nguy hiểm và tổn thương mạn tính.

truy-tim-thu-pham-khien-vet-thuong-kho-lanh-2

Thiết bị mới giúp làm lành vết thương

Trên cơ sở đó, các nhà khoa học Nga vừa phát minh ra một thiết bị đẩy nhanh việc chữa lành vết thương. Nguyên mẫu đầu tiên của thiết bị chữa lành vết thương này đã được giới thiệu tại hội nghị Kỹ thuật y sinh Biotechmed. Theo đó, thiết bị này sẽ thực hiện hút chân không và vệ sinh vết thương cùng khâu phẫu thuật, góp phần làm giảm quá trình viêm và tăng tốc độ hồi phục gấp 3 lần. Bí quyết ở đây là việc truyền liều lượng dung dịch sát khuẩn định lượng vào vết thương và sử dụng áp suất âm để làm giảm viêm, vết thương nhanh lành.

Phát minh mới này giúp điều chỉnh lượng chất lỏng và chất khử trùng cũng như áp suất âm tới vết thương. Theo tiết lộ thì chúng cũng có thể được sử dụng trong phẫu thuật khoang bụng, lồng ngực, phẫu thuật trong các ca bỏng, chấn thương…

Sự thành công của công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Anh lần này đã cho thấy vai trò quan trọng của các quần thể vi khuẩn trên bề mặt da người có liên quan mật thiết đến quá trình điều trị bệnh.