Viêm amidan nên uống thuốc gì?

Viêm amidan nên uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh và an toàn là mối quan của nhiều người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Khi nào nên dùng thuốc điều trị viêm amidan?

Viêm amidan là một trong những bệnh lý về đường hô hấp phổ biến ở nước ta, thường gặp nhất ở trẻ em. Bệnh tác động không nhỏ đến sinh hoạt, học tập và giao tiếp của người bệnh. Bệnh lý này có các triệu chứng như khó thở, đau họng, rát cổ họng, nuốt vướng, nói khó và đôi khi xuất hiện chứng ngưng thở, gây nguy hiểm đến tính mạng.

viem-amidan-nen-uong-thuoc-gi-1

Có khá nhiều biện pháp chữa trị viêm amidan như sử dụng các bài thuốc dân gian, bài thuốc Đông y, thuốc kháng sinh và cắt amidan. Thế nhưng cách điều trị được mọi người ưa thích áp dụng vẫn là dùng thuốc kháng sinh. Đây là một trong những sai lầm khiến thời gian chữa bệnh kéo dài.

Trong một vài trường hợp xác định tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, đặc biệt viêm amidan do liên cầu b tan huyết nhóm A gây nên thì bệnh nhân cần dùng kháng sinh để phòng bội nhiễm, đồng thời tránh những biến chứng xảy ra. Còn các trường hợp còn lại cần được xem xét thật kỹ khi uống thuốc.

Viêm amidan nên sử dụng thuốc gì?

Để điều trị viêm amidan hiệu quả, bác sĩ cần căn cứ vào tình trạng bệnh và nguyên do gây bệnh để kê đơn thuốc phù hợp.

viem-amidan-nen-uong-thuoc-gi-2

Viêm amidan do virus: Nếu có biểu hiện như niêm mạc họng đỏ rực, amidan sưng tấy thì không cần sử dụng thuốc kháng sinh chữa trị mà bệnh vẫn tự khỏi. Người bệnh chỉ cần dùng thuốc hạ sốt khi bị sốt cao, súc miệng bằng nước muối ấm loãng, bổ sung chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giữ ấm cổ họng,…

Viêm amidan do vi khuẩn: Nếu có biểu hiện như lưỡi bẩn, amidan sưng to, trên bề mặt có những chấm hoặc mảng mủ trắng thì phải dùng kháng sinh để chữa trị. Bạn có thể dùng thêm một vài loại thuốc điều trị viêm amidan là:

  • Thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol.
  • Kháng sinh chống liên cầu penicillin hoặc erythromycin.
  • Thuốc giảm xung huyết, giảm phù nề như các men chống viêm a choay, amitase.
  • Thuốc giảm ho, súc họng bằng dung dịch bicacbonate, nước muối 0,9%,…
  • Thuốc kháng viêm, sát khuẩn tại chỗ như betadine, oropivalone, lysopaine,…

Khi bị viêm amidan, bạn không nên tự ý uống thuốc. Tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để xác định lý do gây bệnh, từ đó sử dụng loại thuốc điều trị thích hợp.