Ho do dị ứng thời tiết là bệnh thường gặp ở tất cả các đối tượng. Tình trạng ho nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Vậy phải làm thế nào để chữa ho do dị ứng thời tiết mà không cần dùng thuốc?
Kết hợp mật ong và chanh
Cách làm này khá dễ lại không tốn quá nhiều thời gian, bạn chỉ cần chuẩn bị 500g chanh, 200ml mật ong rừng. Chanh mang rửa sạch, để ráo, thái thành từng lát dày khoảng 3cm. Sau đó xếp chanh từng lớp vào lọ thủy tinh. Tiếp theo rưới mật ong đã chuẩn bị lên bên trên các lát chanh rồi đậy kín nắp lại để khoảng 2-3 tuần là có thể sử dụng được.
Cách khác nếu bạn muốn sử dụng ngay vào ngày thì có thể dùng 1 quả chanh rửa sạch, thái mỏng cho vào chén đổ 1 thìa mật ong lên chanh sau đó đem hấp cách thủy khoảng 10- 15 phút là có thể uống.
Dùng gừng tươi
Gừng là loại củ có tính ấm, vị cay dễ đi vào các kinh phế, tỳ và vị nên có tác dụng rất tốt trong việc làm ấm cơ thể, long đờm, giảm ho hiệu quả. Vì thế bạn có thể làm trà gừng để uống mỗi ngày để trị ho do dị ứng thời tiết. Đầu tiên dùng một củ gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng. Sau đó cho gừng vào nồi cùng với 300ml nước. Đun nhỏ lửa sau 15-20 phút là dùng được. Có thể cho thêm một ít đường phèn để dễ uống hơn.
Cam thảo
Bằng cách này bạn cần 2 lít nước sôi, 50g cam thảo phiến và vài lát gừng tươi. Cam thảo và gừng cho vào cốc pha cùng nước sôi 90°C trở lên, đậy kín nắp cốc một lúc rồi lấy ra uống như trà thông thường.
Trong trà cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giảm ngứa làm dịu cổ họng ở đường hô hấp. Đặc biệt trà cam thảo có vị ngọt nên có thể dùng cho trẻ, kể cả trẻ sơ sinh. Loại trà này sẽ giúp cơ thể trẻ ấm lên và làm dịu cổ họng nhanh hơn.
Quả mơ
Hãy chuẩn bị 1kg mơ chín vàng rửa sạch, đem phơi khô trong mát đến héo. Sau đó cho chúng vào lọ thuỷ tinh ngâm với muối (theo tỉ lệ 1kg mơ : 300g muối). Ngâm khoảng 7-10 ngày là có thể đem ra để ngậm. Mỗi ngày ngậm 4-5 lần loại quả này sau hai ngày các triệu chứng ho sẽ được cải thiện rõ rệt.
Tỏi
Trong thành phần hóa học của củ tỏi có các chất như canxi, sắt, vitamin E, C, đặc biệt là hoạt chất S-allyl cysteine có tác dụng nâng cao khả năng hệ miễn dịch. Allincin là thành phần quan trọng nhất quyết định đến tác dụng trị ho vì chất này kháng khuẩn cực kì hiệu quả.
Cách dùng như sau sử dụng một tép tỏi đem nướng kĩ và giã nhuyễn sau đó hãm với nước nước ấm cho người bị ho uống. Ngày áp dụng 1-2 lần, thực hiện kiên trì và đều đặn đến khi cơn ho khỏi hẳn. Lưu ý khi nướng không để cho tỏi cháy vì sẽ làm mất tác dụng của bài thuốc.
Xông hơi
Nếu áp dụng phương pháp này bạn cần chuẩn bị một ít lá bạc hà hoặc bạch đàn, sau đó rửa sạch đun sôi trong khoảng 5-10 phút. Cuối cùng dùng nước thảo dược này để xông hơi.
Trước khi xông dùng chiếc khăn to trùm kín đầu, cúi mặt vào nồi nước, lưu ý giữ một khoảng cách vừa đủ để tránh bị bỏng. Sau 1-2 lần áp dụng, bệnh sẽ thuyên giảm.
Trên đây là một số bài thuốc chữa ho dị ứng đơn giản nhưng hiệu nghiệm bằng các bài thuốc dân gian. Hãy thử áp dụng để nhận được kết quả tốt nhất nhé!