Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh lý viêm mạn tính của đường hô hấp. Nhiều chuyên gia cho rằng giới tính, gen di truyền, dị ứng, ô nhiễm không khí…là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau đây.

Vấn đề giới tính

Ở trẻ nhỏ, tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn ở các bé trai phổ biến hơn các bé gái. Lý do để giải thích điều này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng đường dẫn khí của bé trai thường nhỏ hơn so với bé gái, từ đó làm gia tăng nguy cơ thở khò khè sau mỗi lần bị cảm hoặc mắc những bệnh nhiễm virus khác. Ở độ tuổi 20, tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn ở nam giới và nữ giới là bằng nhau. Ở độ tuổi 40, nữ giới mang xu hướng mắc bệnh hen suyễn nhiều hơn nam giới.

cac-yeu-to-lam-tang-nguy-co-mac-benh-hen-suyen-1

Gen di truyền

Theo một số nghiên cứu, nếu bố hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh hen suyễn thì con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 đến 6 lần những người có bố mẹ không mắc bệnh. Điều này cho thấy gen di truyền là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Trên thực tế, có khoảng 3/5 các trường hợp mắc bệnh hen suyễn đều do di truyền.

Viêm da Atopy

Viêm da Atopy còn gọi là chàm thể tạng hay viêm da cơ địa. Đây là một dạng viêm da mạn tính biểu hiện qua tình trạng ngứa và nổi ban đỏ. Ngoài ra, bệnh nhân còn sở hữu các triệu chứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng và hen. Bệnh này khiến cơ thể có độ nhạy cảm cao với các chất gây dị ứng, nhất là những chất trong thức ăn và không khí.

Vấn đề dị ứng

Tình trạng dị ứng và hen suyễn thường tồn tại cùng nhau. Các tác nhân mà bạn tiếp xúc trong đời sống hằng ngày như phấn hoa, mùi thơm, nấm mốc, thuốc xịt côn trùng, khói thuốc lá hay một số thức ăn nhất định là những yếu tố dễ gây dị ứng, kích thích những cơn hen suyễn. Không chỉ vậy, ô nhiễm môi trường cũng là tác nhân gây hen suyễn ở những người nhạy cảm. Bên cạnh đó, bếp gas chính là nơi thải ra khí nitrogen dioxide, gây ô nhiễm không khí trong nhà.

Béo phì

Theo thống kê, bệnh hen suyễn thường xảy ra ở người béo phì và thừa cân. Khi béo phì, đường thở và phổi thường phát triển gây tác động xấu lên bệnh hen suyễn. Một số nghiên cứu cho thấy người béo phì thường khó kiểm soát các cơn hen suyễn và thường xuyên phải nhập viện để điều trị.

Thai kỳ và bệnh hen suyễn

Việc tiếp xúc quá nhiều với khói thuốc lá trong khi mang thai cũng là nguyên nhân làm thai nhi suy giảm chức năng phổi, gây nguy cơ mắc bệnh hen suyễn khi bé chào đời. Ngoài ra, sinh non cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.

Nếu không điều trị, bệnh hen suyễn sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xẹp phổi, tràn khí màng phổi, suy hô hấp, thậm chí có thể tử vong bất cứ khi nào. Bên cạnh việc bảo vệ bản thân khỏi những yếu tố gây bệnh, bạn phải học cách kiểm soát những cơn hen suyễn kịp thời.

Exit mobile version