Chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân rối loạn lipid máu

Theo thống kê của bộ y tế cho thấy, cứ 100 người dân Việt Nam thì có đến 29 người bị mắc bệnh rối loạn chuyển hóa Lipid máu. Căn bệnh này đang ngày càng phổ biến, nhất là khi đời sống ngày càng nâng cao. Vậy rối loạn lipid máu là bệnh gì? Chế độ ăn uống cho bệnh nhân rối loạn lipid máu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Rối loạn lipid máu là gì?

Bệnh rối loạn lipid máu còn được gọi là bệnh rối loạn mỡ máu, mỡ máu cao hay máu nhiễm mỡ…Người ta dùng từ “rối loạn” thay cho từ “tăng, cao hoặc dư” là do có rất nhiều loại mỡ trong máu nhưng chỉ có một số loại khi tăng là xấu, gây hại cho cơ thể; Không chỉ thế sẽ có loại lipid máu (như HDL – Cholesterol) có vai trò bảo vệ cơ thể, chống bệnh tật nên càng cao lại càng tốt, càng có lợi.

che-do-an-uong-danh-cho-benh-nhan-roi-loan-lipid-mau-1

Rối loạn lipid máu nên ăn gì và không nên ăn gì?

Nên ăn

Người bị rối loạn chuyển hóa lipid máu ngoài việc sử dụng thuốc đặc trị ra còn cần phải có một chế độ ăn uống phù hợp kết hợp việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Trên thực tế, có nhiều loại thực phẩm khi ăn vào còn có tác dụng giảm lipid máu một cách tự nhiên, đôi khi không sử dụng tới thuốc nếu bị rối loạn lipid máu nhẹ như giá đỗ, táo, lạc bí đao, nấm hương, lá sen, mộc nhĩ đen…Đây là những thực phẩm mà người bị rối loạn lipid máu nên ăn thường xuyên.

  • Nên tăng lượng chất xơ hòa tan trong chế độ ăn uống gồm quả bí, táo, khoai tây nướng, quả việt quất, bông cải xanh, cải bắp, cà rốt, súp lơ, cam chanh, chà là, đậu khô, đậu lăng, mận và dâu tây…
  • Sử dụng thêm những loại thực phẩm có chứa stanol và stenol thực vật như mầm, cám lúa mì, đậu phụ, dầu thực vật (bắp, vừng và dầu oliu), quả hạnh để làm giảm lượng mỡ máu xấu LDL.
  • Chọn thịt gia cầm, sữa và những thực phẩm nạc, ít chất béo hoặc không béo. Không dùng dầu mỡ thừa để nấu ăn. Hạn chế chiên, nướng thịt cá mà thay vào đó là hấp hoặc luộc.
  • Thường xuyên sử dụng những dòng ngũ cốc và rau xanh giúp tăng cường hàm lượng chất xơ, làm giảm lipid máu.

Không nên ăn

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho người bị rối loạn lipid máu thì cũng có không ít loại sản phẩm khi ăn vào sẽ làm tình trạng bệnh của bạn thêm nặng hơn. Chính vì thế người bệnh cần lưu ý không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng những thực phẩm sau đây:

  • Những thực phẩm giàu chất béo bão hòa như thịt, sữa, phô mai, sữa nguyên chất và bơ.
  • Không ăn liên tục những thực phẩm có lượng mỡ máu cao như nội tạng, da động vật, óc lợn, lòng đỏ trứng gà, da gà hay chân giò,…và hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ.

Ngày nay, việc điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu chủ yếu bằng phương pháp sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng đặc trị kết hợp với chế độ ăn kiêng và tập luyện thể dục thể thao đều đặn.

Exit mobile version