Nếu trẻ bị táo bón thông thường thì không đáng lo ngại. Nhưng nếu trẻ nhỏ bị táo bón kéo dài do việc điều trị không đúng cách sẽ vô cùng nguy hiểm và gây nên nhiều hậu quả nặng nề như: trĩ, sa búi trực tràng, rách hậu môn,…Chính vì vậy, khi trẻ bị táo bón, các bậc cha mẹ nên chữa trị ngay, đừng để căn bệnh này kéo dài gây nên những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân táo bón ở trẻ
Trong các trường hợp táo bón ở trẻ, có đến 95% là táo bón chức năng. Nguyên nhân chính gây nên bệnh này là do sự phát triển chưa hoàn thiện của hệ thống tiêu hóa. Tuy nhiên, có rất nguyên nhân khiến tình trạng táo bón ở trẻ kéo dài và trở nên nghiêm trọng như:
- Chế độ ăn thiếu chất xơ.
- Cung cấp chưa đủ nước.
- Nhịn đi cầu.
- Dị ứng sữa bò.
- Sử dụng một số các loại thuốc.
- Tiền sử gia đình.
Thực tế hiện nay, nhiều cha mẹ thường bỏ qua những dấu hiệu đầu tiên của táo bón ở trẻ và điều trị tại nhà không đúng cách khiến cho tình trạng táo bón ngày càng trở nên trầm trọng và táo bón kéo dài.
Những biến chứng nặng nề do táo bón ở trẻ, mẹ không ngờ đến
Bệnh trĩ
Trĩ là một căn bệnh mà các tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị giãn, sưng và xung huyết. Khi bị bón lâu ngày, áp suất từ phân bị ứ đọng trong trực tràng ngăn cản dòng máu chảy ra từ tĩnh mạch hậu môn và trực tràng làm cho chúng trở nên dị thường. Nếu trẻ rặn mạnh và căng thẳng khi không thể đi cầu giúp làm tăng áp lực bụng, làm giãn tĩnh mạch và đẩy chúng ra khỏi vị trí thông thường trong mô, tạo gây nên các bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hoặc một số kết hợp của hai.
Các vết nứt hậu môn
Táo bón kéo dài có thể tạo ra các vết nứt trên da xung quanh hậu môn, triệu chứng này được gọi là các vết nứt hậu môn. Khi phân cứng và to dài va chạm với cơ vòng hậu môn tạo ra các vết nứt. Trong nhiều trường hợp, các vết nứt hậu môn có thể bị nhiễm trùng dẫn tới viêm nhiễm, tạo mủ (hay còn gọi là áp xe). Các vết nứt chỉ có thể tự lành lại nếu điều trị triệt để táo bón.
Trĩ trực tràng (sa búi trực tràng)
Chứng xuất huyết trực tràng xảy ra do sự tích tụ lâu ngày của một lượng lớn phân tại trực tràng. Các cơ tại trực tràng mất khả năng đàn hồi về kích thước cũ sau khi phân bị loại bỏ làm cho các mô lỏng lẻo rơi ra khỏi cơ thể, nhô ra ngoài hậu môn tạo một khối nhỏ hồng và căng bóng. Người bị chấn thương trực tràng này đòi hỏi phải phẫu thuật sửa chữa.
Nhiễm nấm, nhiễm khuẩn
Trực tràng, hậu môn là khu vực tích tụ của nhiều loại vi khuẩn vi nấm. Vì vậy, khi gặp điều kiện thuận lợi như rách thành hậu môn rất dễ gây ra nhiễm khuẩn và nấm khiến trẻ bị ngứa, khó chịu. Khi gặp tình trạng này, phải điều trị táo bón cho trẻ kết hợp với sử dụng thuốc kháng sinh, kháng nấm tại chỗ để điều trị
Để những biến chứng không xảy ra với trẻ khi bị táo bón, bố mẹ cần điều trị ngay cho trẻ theo một liệu trình khoa học và kéo dài; kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, sử dụng các chế phẩm chống táo bón phù hợp với trẻ nhỏ.