Chế độ ăn uống cho người bị viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa khá phổ biến trong xã hội. Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý này là thói quen ăn uống “vô tội vạ” như uống nhiều rượu bia, ăn nhiều đồ chua cay, ăn nhanh, nhai không kỹ,…Vậy chế độ ăn uống như thế nào sẽ tốt cho bệnh viêm loét dạ dày? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Người bị bệnh viêm loét dạ dày nên ăn những loại thực phẩm có tác dụng làm lành vết loét, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, trung hòa axit có trong dạ dày giúp cho dạ dày khỏe mạnh hơn, giảm bớt những triệu chứng khó chịu mà vết loét dạ dày mang lại.

che-do-an-uong-cho-nguoi-bi-viem-loet-da-day-1

  • Những thực phẩm giúp dạ dày tiêu hóa nhanh như thịt nạc thăn, cá, tim lợn,…Bên cạnh đó, sữa chua cũng bổ sung vi khuẩn có lợi, làm giảm sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại cho dạ dày và đặc biệt là vi khuẩn HP.
  • Những thực phẩm giúp làm lành vết thương là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau củ có màu đỏ, vàng, màu xanh đậm,…Người bệnh cũng nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A, B, C, D, E, canxi, sắt, kẽm, acid folic có tác dụng làm lành vết loét nhanh chóng.
  • Thực phẩm làm giảm tiết acid dịch vị như đường, bánh mỳ, bánh quy, bánh xốp, mật ong,…Những thực phẩm này có tác dụng hút acid làm giảm sự tiết acid dịch vị tốt cho bệnh dạ dày. Những món ăn từ gạo nếp, bột sắn, các loại khoai ninh,…có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khá tốt.
  • Thực phẩm giúp trung hòa acid như trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa. Đặc biệt là sữa chua có tác dụng kìm hãm sự phát triển của những dòng vi khuẩn có hại nhất là vi khuẩn HP.

Người bị viêm loét dạ dày tránh ăn gì?

  • Thức ăn có tính acid cao thường có vị chua, cay và nóng như chanh, cóc, me, ớt, tiêu, dưa muối, cà muối…Không chỉ vậy, tỏi là thực phẩm chứa chất Flavonoid tương đối tốt cho dạ dày nhưng lại dễ gây đầy hơi.
  • Tránh những đồ ăn cứng, có hàm lượng chất xơ cao gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày. Hạn chế ăn thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, chứa nhiều chất bảo quản, nhiều hương liệu gây đầy hơi, khó tiêu như gà rán, thịt quay, nem rán, thịt rán, đồ nướng…
  • Tránh ăn những thực phẩm sống, không được chế biến chín như gỏi hải sản, rau sống, nem chua…bởi những thực phẩm này chứa tương đối nhiều vi khuẩn là mầm mống gây bệnh.
  • Không hút thuốc lá, uống cafe, rượu bia, đồ uống có gas, đồ uống có cồn, các loại thực phẩm chứ caffein bởi chúng làm tăng tiết acid dịch vị, mài mòn lớp nhầy làm cho vết loét dạ dày nặng hơn.

Có thể nói, chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh lý viêm loét dạ dày. Bạn nên ăn uống theo những hướng dẫn trên để tốt cho quá trình điều trị. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị hiệu quả nhất.

Exit mobile version