Điểm qua các dấu hiệu của suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh còn được gọi là bệnh tâm căn suy nhược. Đây là một tình trạng bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại, nguyên nhân chủ yếu là do các chấn thương về tâm lý. Sau đây là một số dấu hiệu của tình trạng bệnh lý này.

Mất ngủ

Rối loạn giấc ngủ là triệu chứng điển hình của bệnh suy nhược thần kinh và trầm cảm. Giấc ngủ là một hoạt động quan trọng để đảm bảo sự sống của cơ thể và phục hồi sức khỏe sau một ngày làm việc và học tập. Hoạt động này còn giúp cơ thể giảm stress, sản sinh ra hormone tăng trưởng. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, bạn nên đi gặp bác sĩ để thăm khám.

diem-qua-cac-dau-hieu-cua-suy-nhuoc-than-kinh-1

Rối loạn lo âu

Lo âu là một phản ứng bình thường của cơ thể mỗi khi căng thẳng hay trước những mối nguy hiểm có thể nhận biết trước. Tuy nhiên, điều đó không còn là phản ứng thông thường nếu lo lắng thường xuyên và dai dẳng. Đây là một dạng rối loạn lo âu và có thể dẫn đến trầm cảm. Khi bạn đang ở trạng thái lo âu, hãy bình tĩnh và hít thở thật sâu trong một vài phút.

Mệt mỏi

Mệt mỏi là hiện tượng thông thường của cơ thể khi vận động mạnh, làm việc quá sức trong khoảng thời gian dài…Nhưng sức khỏe sẽ dần hồi phục lại sau khi nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ. Còn mệt mỏi trong bệnh suy nhược thần kinh dường như không có nguyên do cụ thể. Đi cùng với mệt mỏi là trạng thái tinh thần bực bội khó chịu, không yên, khó ngủ. Điều đó khiến cơ thể có các triệu chứng khác như hồi hộp, tim đập nhanh, tức ngực, thở gấp, khó chịu ở dạ dày.

Hoảng loạn

Tình trạng rối loạn lo âu không được điều trị có thể tạo nên các cơn hoảng loạn, cảm xúc luôn tràn ngập sự sợ hãi, gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần. Việc kiểm soát hơi thở của bạn là rất quan trọng. Hãy điều hòa lại hơi thở bằng cách thở chậm và dài hơn để ổn định lại nồng độ CO2. Một hơi thở ra dài sẽ tác động đến hệ thần kinh giao cảm, khiến bạn thư giãn hơn.

Trốn tránh và ngại giao tiếp

Nếu bạn thường xuyên trốn tránh nhiều người và ngại giao tiếp có thể là do não bộ mất cân bằng serotonin gây ra tình trạng căng thẳng khi tiếp xúc với người khác. Khi bộ não bị quá tải, bạn sẽ mang xu hướng né tránh mọi thứ gây ra cảm giác bị cô lập và muốn ở một mình, dẫn tới trầm cảm và lo âu. Hãy cố gắng gạt bỏ tâm lý nặng nề bằng cách gặp gỡ nhiều người.

Mất tập trung và suy giảm trí nhớ

Chứng mất tập trung có các biểu hiện như khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin mới, suy giảm trí nhớ, rối loạn các hoạt động hàng ngày. Điều này tác động lớn đến cuộc sống và công việc của bạn, làm trì trệ và giảm khả năng phát triển của bản thân. Thậm chí, mất tập trung lâu dài mà không cải thiện còn có thể dễ dẫn đến bệnh Alzheimer, Parkinson, sa sút trí tuệ…

Trên đây là 6 dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà bạn cần biết. Bên cạnh việc nghỉ ngơi và ăn uống khoa học, bạn nên tập luyện thể thao và giao tiếp với mọi người xung quanh để cải thiện nhanh chóng.

Exit mobile version