Những điều cần biết khi bị suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể đang tác động đến cuộc sống của rất nhiều người, trong đó có bạn? Thoát khỏi tình trạng suy nhược sức khỏe sẽ giúp bạn phòng chống được bệnh tật 1 cách hiệu quả. Sau đây là những điều mà bạn cần biết khi bị suy nhược cơ thể.

Thế nào là suy nhược?

Suy nhược là một trạng thái khiến con người luôn cảm thấy yếu đuối và mệt mỏi. Cơ thể luôn thiếu năng lượng, chóng mặt, căng cứng cơ bắp và chán ăn là những dấu hiệu điển hình của tình trạng suy nhược. Không những tác động đến công việc, nó còn có thể khiến bạn dễ dàng mắc bệnh tật bởi khả năng phòng chống lại mầm bệnh của cơ thể đang ở mức thấp nhất.

Nguyên nhân gây suy nhược

Ăn uống kém, không cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết mỗi ngày khiến cơ thể suy nhược vì thiếu năng lượng, mọi hoạt động sinh hoạt đều trở nên kém hiệu quả. Một chế độ ăn cân bằng, đầy đủ chất là rất quan trọng, nếu bạn ăn nhiều chất béo và carbohydrate nhưng các loại rau, trái cây lại thiếu trong thực đơn thì cũng không tốt, có thể khiến mệt mỏi càng rõ nét hơn. Đôi khi, mệt mỏi và suy nhược cơ thể là triệu chứng của một vài căn bệnh khác, chẳng hạn như:

nhung-dieu-can-biet-khi-bi-suy-nhuoc-co-the-1

Bệnh huyết áp thấp: Áp lực dòng máu kém vẫn có thể làm giảm khả năng lưu thông tuần hoàn máu tới mọi cơ quan, không chỉ mệt mỏi, bạn sẽ luôn có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, da xanh xao tái nhợt, cơ thể thiếu sức sống không muốn làm việc, thiếu tập trung, đôi lúc còn giảm ham muốn tình dục…

Bệnh tuyến giáp: Bệnh này gây ra mọi rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, bạn cảm thấy mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng..

Thiếu máu: Do thiếu sắt khiến bạn luôn cảm thấy buồn ngủ, tim hoạt động kém. Sắt có vai trò quan trọng trong sự hình thành của hemoglobin và cần thiết cho hệ miễn dịch, do vậy, việc bổ sung sắt hàng ngày, trung bình khoảng 15mg sẽ hạn chế được tình trạng này xảy ra.

Các triệu chứng của suy nhược

  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, khó chịu trong người, chân tay yếu không muốn cử động, kiệt sức tăng dần theo từng ngày
  • Không muốn làm việc hoặc phải gắng sức ngay cả khi làm những việc đơn giản, nhẹ nhàng.
  • Trí nhớ giảm sút, mỗi khi phải vận động trí óc là có cảm giác chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, khó chịu.
  • Tâm trạng căng thẳng, hay buồn vô cớ, dễ cáu gắt, thường xuyên tụt huyết áp, giảm ham muốn tình dục.

Đối phó với tình trạng suy nhược

  • Thực hiện càng nhiều bài tập ngoài trời càng tốt như chạy bộ trong công viên, đi xe đạp…hoặc bất kỳ hoạt động nào có khả năng kích thích sự lưu thông máu, chống mệt mỏi.
  • Ngủ ít nhất 7h mỗi đêm và tạo cho cơ thể quen dần với một nhịp sinh học mỗi ngày. Cơ thể cần được nghỉ ngơi để phục hồi năng lượng cho ngày hôm sau.
  • Đừng quên những suy nghĩ tích cực, hãy nhìn nhận mặt tốt của những vấn đề để luôn cảm thấy hạnh phúc.
  • Uống trà xanh hoặc nước ép trái cây vào buổi sáng để tăng cường enzyme có lợi. Nâng cấp chế độ ăn uống, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất qua từng bữa ăn hàng ngày.

Suy nhược cơ thể “tước” đi của bạn khá nhiều niềm vui, ý nghĩa của cuộc sống mà bạn có quyền được hưởng thụ. Do đó, nếu bạn nhận thấy sức khỏe không được tốt, cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng, bạn cần đến gặp chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sỹ để được tư vấn sớm.

Exit mobile version