Bệnh sỏi thận – Nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng

Sỏi thận là bệnh lý không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam. Bệnh sỏi thận “tấn công” nhiều lứa tuổi khác nhau, trong đó người trưởng thành chiếm tỷ lệ cao nhất. Không chỉ gây đau đớn cho người bệnh, sỏi thận còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh sỏi thận là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng của bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bệnh sỏi thận là gì?

Sỏi thận hay còn gọi là sạn thận, là hiện tượng chất khoáng ở trong nước tiểu lắng đọng lại trong thận, lâu ngày tạo thành sỏi. Khi lượng nước tiểu quá ít hoặc chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, sỏi trong thận sẽ được hình thành. Sỏi thận nhỏ có thể tự đẩy ra ngoài theo đường tiểu. Nhưng nếu sỏi lớn, khi di chuyển sẽ cọ xát vào đường niệu và gây ra những cơn đau lưng, tiểu ra máu, ứ đọng nước tiểu, viêm nhiễm thậm chí suy thận. Có 4 loại sỏi thận phổ biến:

benh-soi-than-nguyen-nhan-dau-hieu-va-bien-chung-1

  • Sỏi canxi.
  • Sỏi struvite hay sỏi nhiễm trùng.
  • Sỏi acid uric.
  • Sỏi cystin.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

  • Thói quen không uống đủ nước hoặc uống quá nhiều nước dẫn đến sự lắng đọng các chất tạo thành sỏi trong cơ thể.
  • Đường tiểu có vấn đề khiến nước tiểu không thoát hết ra ngoài. Khi để lâu, chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng và tạo thành sỏi.
  • Người bệnh bị chấn thương nên phải nằm một chỗ, ít đi lại và uống nhiều sữa, điều này cũng sẽ dẫn đến sỏi thận.

benh-soi-than-nguyen-nhan-dau-hieu-va-bien-chung-2

  • Chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều rau hoặc quá nhiều thịt cũng là nguyên nhân gây sỏi thận.
  • Bệnh nhân bị u xơ tiền liệt tuyến khiến nước tiểu bị đọng lại ở các khe, lâu ngày lắng đọng thành sỏi.
  • Bộ phận sinh dục bị nhiễm trùng do vệ sinh không sạch, vi trùng xâm nhập gây viêm đường tiết niệu.
  • Thường xuyên tiếp xúc với cadmium và một số chất độc hại khác cũng có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao.
  • Xuất hiện các di vật trong bàng quang và chúng sẽ lắng đọng tạo thành sỏi.

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

benh-soi-than-nguyen-nhan-dau-hieu-va-bien-chung-3

Đau: Cơn đau dữ dội ở các điểm niệu quản lan dọc xuống phía gò mu, có khi đau xuyên qua phần hông và lưng. Thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn và nôn.

Tiểu ra máu: Bệnh nhân bị sỏi thận, sỏi tiết niệu thường đi tiểu ra máu. Do sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản.

Tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu ra mủ: Đây là những triệu chứng khi tiết niệu bị nhiễm khuẩn, có thể tiểu ra sỏi.

Sốt cao: Người mắc bệnh sỏi thận thường có biểu hiện sốt cao, rét run, đau hông, đau lưng, tiểu buốt,….

Biến chứng của bệnh sỏi thận

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Chất cặn bã tích tụ trong thận khiến vi khuẩn phát triển mạnh trong đường tiết niệu. Người bệnh sẽ có biểu hiện như tiểu ra máu, tiểu ra mủ, sốt cao và đau lưng.

Suy thận: Nếu viên sỏi làm tắc đường tiểu của cả 2 quả thận cùng một lúc thì bệnh nhân sẽ bị mất tiểu hoàn toàn. Nếu kéo dài tỷ lệ tử vong sẽ rất cao. Khi thận bị ứ đọng lâu ngày, chủ mô thận và đơn vị thận sẽ bị hủy hoại dần. Nếu mức độ hủy hoại lên đến 75% thì bạn sẽ bị suy thận.

benh-soi-than-nguyen-nhan-dau-hieu-va-bien-chung-4

Vỡ thận: Vỡ thận là một trong những biến chứng của bệnh sỏi thận. Khi các đài thận bị căng trướng nước tiểu sẽ gây ra các cơn đau quặn thận, viêm nhiễm nặng đường tiểu, thậm chí gây hoại tử đường tiểu.

Tắc đường tiểu: Những viên sỏi đều có khả năng đi vào niệu quản và niệu đạo. Và chúng sẽ chiếm hết thiết diện của niệu quản, niệu đạo gây tắc đường tiểu. Lúc này bạn sẽ có cảm giác đau âm ỉ tại vùng giữa xương sườn và lan dần xuống dưới háng.

Sỏi thận không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, bạn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.