Bạn hiểu gì về bệnh lý tê nhức chân tay

Triệu chứng tê nhức chân tay ngày nay khá phổ biến do chịu tác động nhiều bởi môi trường, lối sống. Bệnh không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi mà cả những độ tuổi còn rất trẻ. Người bệnh cần phát hiện sớm để tránh được các biến chứng xấu có thể xảy ra sau này.

Tê nhức chân tay là hiện tượng phổ biến và rất thường gặp ở người cao tuổi. Bên cạnh đó, những người trẻ tuổi làm việc nhiều, căng thẳng, ít vận động cũng dễ mắc những bệnh này. Bệnh tưởng chừng như  đơn giản nhưng ít ai ngờ đôi khi lại chính là biểu hiện của những bệnh khớp nguy hiểm khó chữa. Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này và cách phòng ngừa chúng.

Triệu chứng bệnh lý tê nhức tay chân

Bệnh lý tê chân tay khá dễ phát hiện. Đó là cảm giác tê tăng dần, lan dần bàn tay, cổ tay, cánh tay và tương tự ở chi dưới. Khi có các triệu chứng trên bạn nên tiến hành kiểm tra và nghi ngờ về bệnh.

ban-hieu-gi-ve-benh-ly-te-nhuc-chan-tay-2

Nguyên nhân gây ra bệnh

Để điều tị được bệnh ta cần hiểu rõ nguyên nhân để phòng tránh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các triệu chứng tê chân, tay. Một trong các nguyên nhân có thể kể đến:

*Nguyên nhân sinh lý:

  • Đối với nhân viên văn phòng, ngồi làm việc nhiều trước máy tính bên cạnh việc ngồi không đúng tư thế lâu ngày sẽ khiến bạn bị tê nhức chân tay do máu khó lưu thông.
  • Người làm công việc nặng nhọc, thường xuyên phải đeo, xách nặng cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến triệu chứng này.
  • Hàng ngày, chúng ta thường có các tư thế ảnh hưởng đến sự lưu thông máu như ngồi xổm hay đứng quá lâu. Điều này khiến máu bị ứ đọng, làm tay chân tê buốt.
  • Một nguyên nhân nữa chính là “thủ phạm” thời tiết. Khi thời tiết giao mùa, trời trở lạnh đột ngột thường sẽ làm cho bệnh nhân tái phát bệnh do máu tuần hoàn kém, không vận chuyển.

*Nguyên nhân bệnh lý:

Thường gặp ở những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh tiểu đường, béo phì, mỡ máu, xơ vữa động mạch…Những người có thể trạng gầy yếu, suy dinh dưỡng, phụ nữ mang thai thiếu các sinh tố B1, B12, axitfolic…Những người bị mắc các bệnh về xương khớp như: Thoái hóa cột sống, chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm hoặc người phải làm việc trong môi trường độc hại thường xuyên sử dụng các hóa chất công nghiệp.

Phương pháp trị bệnh tê nhức chân tay

Bệnh tê chân tay có nhiều nguyên nhân nên cách điều trị cũng sẽ khác nhau. Đối với các bệnh nhân tê chân tay sinh lý thì không cần phải điều trị. Người mắc bệnh chỉ cần tăng vận động thể dục thể thao, xoa bóp thư giãn tay chân.

Đối với nguyên nhân bệnh lý sẽ khó khăn hơn trong việc điều trị. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà có cách xử lý khác nhau:

– Đái tháo đường: kiểm soát đường huyết tốt

– Thiếu vitamin: bổ sung vitamin

– Thoái hóa cột sống: điều trị thoái hóa

– Viêm khớp:thuốc trị đau khớp, thuốc bổ sụn khớp.

– Nhiễm độc: điều trị nhiễm độc…

Có một số loại thuốc có thể sử dụng giảm đau trên thị trường hiện nay như: Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), phối hợp với paracetamol. Các vitamin nhóm B đường uống hoặc đường tiêm. Có thể phối hợp với thuốc giãn mạch ngoại vi như Ginkgo biloba.

Khi bệnh đau nhức tay chân không được phát hiện kịp thời dễ dẫn đến bệnh khớp rất khó điều trị. Với trường hợp nhẹ, người bệnh có thể dùng thuốc bổ sụn khớp để hỗ trợ thêm giúp khớp được “bôi trơn” khi hoạt động. Các thuốc trị đau khớp trên thị trường hiện nay khá phổ biến. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn loại phù hợp.