Bệnh tăng nhãn áp – Nguyên nhân và dấu hiệu cần biết

Bệnh tăng nhãn áp là nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu trên thế giới. Theo thống kê, có khoảng 5,1 triệu trong tổng số 38 triệu người mù là do tăng nhãn áp. Vậy tăng nhãn áp là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về bệnh lý này.

Bệnh tăng nhãn áp là gì?

Tăng nhãn áp hay còn gọi là cườm nước, là một bệnh lý về mắt thường gặp. Tăng nhãn áp xảy ra khi áp lực thủy dịch trong nhãn cầu tăng cao tạo áp lực lên mắt. Nếu áp lực nhãn cầu kéo dài sẽ làm tổn thương thần kinh thị giác phía sau, từ đó gây mù lòa nếu không được chữa trị kịp thời. Có 4 loại tăng nhãn áp đó là tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng, tăng nhãn áp bẩm sinh và tăng nhãn áp thứ cấp.

benh-tang-nhan-ap-nguyen-nhan-va-dau-hieu-can-biet-1

Nguyên nhân tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp góc mở: Đối với bệnh nhân tăng nhãn áp góc mở, các kênh thoát nước nhỏ ở góc mắt bị chặn một phần khiến cho thủy dịch thoát ra khỏi mắt quá chậm. Từ đó, dịch và áp suất tăng dần bên trong mắt. Hậu quả là người bệnh sẽ mất phần lớn tầm nhìn. Bệnh lý này thường là do vấn đề di truyền.

Tăng nhãn áp góc đóng: Tăng nhãn áp góc đóng xảy ra khi mống mắt lồi ra phía trước khiến góc thoát nước bị chặn hoặc thu hẹp. Kết quả là dung dịch chất lỏng không thể thoát ra ở góc này. Điều này làm cho áp suất mắt đột ngột tăng.

benh-tang-nhan-ap-nguyen-nhan-va-dau-hieu-can-biet-2

Tăng nhãn áp thứ cấp: Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng, bệnh tiểu đường, chấn thương mắt hoặc là thường xuyên dùng thuốc corticosteroids.

Tăng nhãn áp bẩm sinh: Bệnh lý này là do vấn đề di truyền. Nếu bố hoặc mẹ bị tăng nhãn áp thì con cái sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.

Triệu chứng tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp góc mở

  • Tầm nhìn ngoại vi đang dần mất đi trên cả hai mắt.
  • Bệnh nhân chỉ nhìn được một góc nhỏ, không thể nhìn bao quát sự vật.

Tăng nhãn áp góc đóng

benh-tang-nhan-ap-nguyen-nhan-va-dau-hieu-can-biet-3

  • Đau mắt, thường sẽ đau rất nặng.
  • Bệnh nhân bị mờ mắt và mắt đỏ.
  • Xuất hiện các quầng quanh nguồn sáng.
  • Cảm giác buồn nôn và ói mửa, kèm theo đau mắt dữ dội.
  • Bị rối loạn thị giác đột ngột, nhất là trong ánh sáng yếu.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Độ tuổi: Những người trên 60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp cao hơn những người khác.

Các bệnh mãn tính: Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp thì nguy cơ bị tăng nhãn áp sẽ cao hơn người khác.

Tổn thương mắt: Những người bị chấn thương về mắt có nguy cơ bị tăng nhãn áp cao hơn. Các bệnh lý như bong võng mạc, viêm mắt, khối u mắt cũng có thể gây tăng nhãn áp.

benh-tang-nhan-ap-nguyen-nhan-va-dau-hieu-can-biet-4

Phẫu thuật mắt: Những bệnh nhân từng tham gia phẫu thuật mắt có nguy cơ cao bị tăng nhãn áp.

Cận thị: Đối với những người bị cận thị nặng, trong khoảng cách nhìn mờ không đeo kính sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tăng nhãn áp.

Sử dụng Corticosteroid kéo dài: Những người sử dụng corticosteroid trong thời gian kéo dài thường có nguy cơ bị tăng nhãn áp thứ phát.

Tăng nhãn áp là bệnh lý nguy hiểm về mắt, do vậy cần được điều trị kịp thời. Nếu kéo dài thời gian bị bệnh, nguy cơ mù lòa sẽ rất cao. Khi mắt có những dấu hiệu bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ để đo nhãn áp và kịp thời phát hiện bệnh nếu có.