Lời khuyên cho mẹ khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thường bị khó thở, khó chịu và quấy khóc nhiều. Tuy nhiên, tình trạng này càng nguy hiểm hơn nếu trẻ ngạt mũi về đêm. Chính vì vậy, các mẹ cần phải cẩn thận, tìm cách chữa trị dứt điểm cho trẻ, đừng để trẻ mắc phải bệnh ngạt mũi.

Xác định nguyên nhân trẻ ngạt mũi

Mũi của trẻ sơ sinh nhỏ, đang phát triển và dễ mẫn cảm nên chỉ cần một tác động nhỏ cũng khiến bé bị ngạt mũi về đêm. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ngạt mũi:

  • Các bệnh cảm cúm hoặc các loại bệnh do vi rút gây ra cũng rất dễ làm bé ho và ngạt mũi.
  • Bệnh viêm xoang mũi ở trẻ sơ sinh cũng là nguyên nhân phổ biến làm trẻ bị ngạt mũi.
  • Trẻ mọc răng sẽ tạo áp lực lên dây thần kinh miệng, mũi, khiến bé khó thở hơn.
  • Chất dịch khô gây tắc mũi, ngạt mũi.
  • Trẻ bị dị ứng thức ăn cũng có thể bị ngạt mũi.
  • Bụi bẩn cũng là tác nhân khiến trẻ bị dị ứng, ngạt mũi về đêm.
  • Trẻ bị nhiễm trùng tai hoặc đường hô hấp.
  • Khói thuốc lá sẽ tác động cực xấu đến sự hô hấp của trẻ sơ sinh.

loi-khuyen-cho-me-khi-tre-so-sinh-bi-ngat-mui-ve-dem-3

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm

+ Đặt máy làm ẩm trong phòng ngủ của bé. Việc làm này có tác dụng làm tăng độ ẩm cho không khí, giúp thở dễ dàng qua các đường dẫn mũi khô và tắc nghẽn.

+ Massage ngực cho bé bằng tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu quế sẽ hỗ trợ trẻ hô hấp tốt hơn.

+ Nên đặt bé nằm ngủ với tư thế đầu cao hơn thân để giúp bé dễ thở hơn.

+ Trẻ sơ sinh nếu bị ngạt mũi về đêm cần được bú sữa mẹ ấm nóng để giảm tình trạng bệnh lý.

loi-khuyen-cho-me-khi-tre-so-sinh-bi-ngat-mui-ve-dem-1

Ngoài ra, theo lời khuyên của các chuyên gia bác sĩ, khi trẻ bị ngạt mũi, các bậc cha mẹ cần vệ sinh làm thông thoáng mũi; làm mềm vẩy cứng; loãng dịch nhầy đóng nghẹt trong mũi để dễ đào thải ra ngoài; giúp trẻ dễ thở, đào thải các mầm bệnh, cải thiện tình trạng sinh hoạt và vận động của trẻ. Đồng thời kết hợp sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi.