Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp là bệnh lý gây rối loạn nội tiết thường gặp. Tất cả các lứa tuổi đều có khả năng mắc bệnh lý này. Tuy nhiên, người trưởng thành và nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Vậy bệnh tuyến giáp là gì? Nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu nào để nhận biết? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bệnh tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết nằm phía trước sụn giáp và bao gồm nhiều nang giáp. Bộ phận này có vai trò tổng hợp và bài tiết các hormone tuyến giáp giúp kích thích quá trình sinh sản, tăng trưởng của tế bào. Bệnh tuyến giáp xảy ra khi cấu trúc và chức năng của tuyến giáp bị rối loạn. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh lý này sẽ ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, thậm chí dẫn đến ung thư tuyến giáp.

nguyen-nhan-va-dau-hieu-cua-benh-tuyen-giap-1

Nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp

Rối loạn hệ miễn dịch

Rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch là nguyên nhân hàng đầu gây suy giáp. Thông thường, hệ miễn dịch có vai trò chống lại vi khuẩn và vi rút gây bệnh. Tuy nhiên, nếu bị rối loạn, hệ miễn dịch sẽ sinh ra kháng thể tấn công các bộ phận trong cơ thể, trong đó có tuyến giáp.

Thiếu iốt

Một trong những nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp chính là chế độ ăn uống thiếu iốt. Ở vùng núi, tỷ lệ người mắc bệnh tuyến giáp cao hơn so với vùng đồng bằng và vùng biển. Điều đó cho thấy iốt có ảnh hưởng trực tiếp đến bộ phận tuyến giáp.

nguyen-nhan-va-dau-hieu-cua-benh-tuyen-giap-2

Nhiễm xạ

Nhiễm xạ là căn nguyên của bệnh ung thư tuyến giáp. Nếu đã trải qua điều trị bằng phóng xạ thì người bệnh có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cao. Bệnh không xuất hiện ngay sau khi nhiễm xạ mà có thể sau đó vài tháng hoặc vài năm.

Thay đổi hormon

Khi phụ nữ mang thai, hormon (nội tiết tố) thay đổi làm kích thích quá trình hình thành bướu hoặc hạch ở tuyến giáp. Sau khi sinh, rất nhiều sản phụ bị viêm tuyến giáp do sự thay đổi nội tiết. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở phụ nữ cao gấp 2 – 4 lần so với đàn ông.

nguyen-nhan-va-dau-hieu-cua-benh-tuyen-giap-3

Di truyền

Theo nghiên cứu, có khoảng 70% người bệnh ung thư tuyến giáp có bố hoặc mẹ từng bị ung thư tuyến giáp. Hiện nay, người ta đã xác định rằng đột biến gen là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tuyến giáp.

Chấn thương não

Đối với bệnh nhân bị chấn thương não, tuyến yên và vùng dưới đồi hoạt động không hiệu quả. Từ đó, tuyến giáp cũng bị ảnh hưởng trực tiếp. Cụ thể, tuyến giáp sẽ tiết ra ít hormon hơn, lâu dần gây suy giáp.

Dấu hiệu của bệnh tuyến giáp

nguyen-nhan-va-dau-hieu-cua-benh-tuyen-giap-4

Bướu cổ, cổ sưng: Đây là biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh tuyến giáp. Bướu cổ và cổ sưng sẽ khiến cho người bệnh khó hô hấp và nói chuyện.

Đau cơ khớp: Người bị bệnh tuyến giáp thường cảm thấy đau cơ khớp, tê ngứa cánh tay do lượng hormone tín hiệu bị thiếu khiến não gửi thông tin chậm đến các cơ.

Thay đổi tóc và da: Khi bị suy giáp, tóc của bạn sẽ bị xơ, giòn và dễ gãy. Không chỉ vậy, da bạn còn bị khô, bong tróc và mẫn cảm.

Kinh nguyệt không đều: Bệnh tuyến giáp ảnh hưởng lớn đến vấn đề kinh nguyệt. Nếu các kỳ kinh nguyệt đến sớm với tần suất cao thì có thể bạn đã bị suy giáp. Ngược lại, nếu các kỳ kinh nguyệt ít xuất hiện thì có thể bạn đã bị cường giáp.

nguyen-nhan-va-dau-hieu-cua-benh-tuyen-giap-5

Tăng giảm huyết áp: Hormone tuyến giáp có vai trò kích thích làm tăng giảm nhịp tim và sức bơm máu. Nếu tuyến giáp bị rối loạn, huyết áp của bạn sẽ thất thường. Huyết áp sẽ tăng nhanh nếu bị suy giáp và chậm lại nếu bị cường giáp.

Thay đổi trọng lượng: Nếu trọng lượng của bạn khó thay đổi mặc dù đã cố gắng giảm ăn hoặc tăng khẩu phần thì có thể bạn đã bị bệnh về tuyến giáp. Nếu bị cường giáp, bạn sẽ luôn có cảm giác đói nhưng ăn nhiều vẫn không béo. Còn nếu bị suy giáp, bạn sẽ bị chán ăn và dù không ăn bạn vẫn béo.

Bên cạnh những dấu hiệu trên, bệnh nhân tuyến giáp còn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, trầm cảm, tiêu chảy, đau dạ dày, giảm ham muốn,….Khi phát hiện cơ thể có những triệu chứng như trên, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.