Những hiểu biết cơ bản về viêm khớp dạng thấp

Ở nước ta, mỗi năm có khoảng 750 đến 800 người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Tỷ lệ mắc bệnh chiếm đến 0.5% dân số, trong đó 80% là nữ giới. Bệnh lý này thường gây ra các biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp và mô xung quanh khớp, từ đó làm mất chức năng khớp. Vậy viêm khớp dạng thấp là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Bệnh viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là bệnh thấp khớp. Bệnh lý này không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà người trưởng thành dưới 40 tuổi cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh. Viêm khớp dạng thấp là tình trạng tổn thương khớp thường gặp do hệ miễn dịch bên trong cơ thể gây ra. Bệnh thường tấn công vào màng khớp xương gây sưng, dẫn đến đau nhức và cuối cùng làm biến dạng khớp. Người bệnh thường bị đau ở các khớp nhỏ như bàn tay, cổ tay, mắt cá chân và bàn chân.

nhung-hieu-biet-co-ban-ve-viem-khop-dang-thap-1

Nguyên nhân gây bệnh là gì?

nhung-hieu-biet-co-ban-ve-viem-khop-dang-thap-2

Tác nhân gây bệnh: Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể do các loại virus, vi khuẩn, dị nguyên gây ra. Tác nhân cụ thể vẫn chưa được xác định.

Yếu tố cơ địa: Có khoảng 70 đến 80% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp là nữ giới. Và khoảng 60 đến 70% bệnh nhân là người trên 30 tuổi.

Yếu tố di truyền: Bệnh viêm khớp dạng thấp có liên quan với kháng nguyên hóa hợp tổ chức HLA DR4. Có khoảng 60 đến 70% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có yếu tố này.

Các yếu tố bên ngoài: Cơ thể suy yếu mệt mỏi, môi trường sống ẩm thấp, cơ thể bị nhiễm lạnh, chấn thương,…là một trong những nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp.

Triệu chứng của bệnh là gì?

nhung-hieu-biet-co-ban-ve-viem-khop-dang-thap-3

Tính đối xứng: Người bệnh viêm khớp dạng thấp thường bị viêm ở 2 khớp đối xứng nhau như hai đầu gối, hai ngón tay cùng vị trí ở hai bàn tay.

Cứng khớp buổi sáng: Khi thức dậy vào buổi sáng, người bệnh thường bị cứng khớp và không thể vận động ngay. Người bệnh phải xoa bóp tầm 10 đến 15 phút mới có thể xuống giường.

Cảm giác đau khớp: Đau khớp, nhất là các khớp nhỏ như khớp cổ tay, bàn ngón tay, bàn ngón chân, cổ chân,…là triệu chứng của bệnh lý viêm khớp dạng thấp.

Viêm đau các khớp: Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thường có dấu hiệu viêm đau và sưng khớp. Vị trí đau thường đối xứng hai bên.

Biến dạng khớp: Nếu bàn tay và bàn chân bị biến dạng sau một thời gian đau khớp thì bệnh lý của bạn đã phát triển đến giai đoạn nặng. Nếu không điều trị sớm, bạn sẽ có nguy cơ bị tàn phế.

Phòng ngừa viêm khớp dạng thấp

nhung-hieu-biet-co-ban-ve-viem-khop-dang-thap-4

  • Bạn nên luyện tập các môn thể thao như bơi lội, đạp xe, đi bộ,…để tăng cường hệ miễn dịch và hệ cơ xương khớp.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, E và canxi để phát triển hệ xương khớp, giúp xương khớp khỏe mạnh, ngăn ngừa lão hóa, thoái hóa xương.
  • Bảo vệ cơ thể khỏi các chấn thương để hạn chế khả năng chấn thương khớp. Nếu lỡ bị chấn thương thì cần điều trị dứt điểm để tránh viêm nhiễm.
  • Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo sụn chắc khỏe. Vì việc mất nước sẽ khiến sụn suy giảm chức năng, thoái hóa, giòn gãy dẫn đến viêm khớp.
  • Tránh để cơ thể thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng vì điều này sẽ tác động xấu đến xương. Thừa cân sẽ khiến xương chịu áp lực quá lớn còn suy dinh dưỡng sẽ khiến xương thiếu chất.

nhung-hieu-biet-co-ban-ve-viem-khop-dang-thap-5

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu không điều trị sớm, bệnh lý này sẽ làm mất chức năng khớp, biến dạng khớp, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do vậy, bạn cần thăm khám bác sĩ ngay nếu như phát hiện những triệu chứng của bệnh.