Viêm phế quản – Nguyên nhân và triệu chứng cần biết

Viêm phế quản là bệnh lý về đường hô hấp thường gặp. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không điều trị sớm bệnh sẽ phát triển thành mãn tính và gây hại cho sức khỏe người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và triệu chứng cần biết của viêm phế quản.

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp dưới xuất phát từ viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm họng, cảm lạnh, ho gà, viêm xoang,…Đối tượng mắc bệnh thường là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, người cao tuổi, người thường xuyên hút thuốc,…Biểu hiện của viêm phế quản là lớp niêm mạc phế quản bị sưng và phù nề. Viêm phế quản có 2 loại là viêm phế quản cấp tính (kéo dài khoảng 6 tuần) và viêm phế quản mạn tính (tái phát thường xuyên trong vòng 2 năm).

viem-phe-quan-nguyen-nhan-va-trieu-chung-can-biet-1

Nguyên nhân gây viêm phế quản

viem-phe-quan-nguyen-nhan-va-trieu-chung-can-biet-2

Viêm phế quản cấp tính: Chủ yếu do viêm nhiễm ở phổi, trong đó 90% bắt nguồn từ virus và 10% từ vi khuẩn.

Viêm phế quản mạn tính: Nhiều đợt viêm phế quản cấp tính lặp đi lặp lại sẽ làm suy yếu và gây kích thích phế quản, từ đó gây viêm phế quản mạn tính. Bên cạnh đó, ô nhiễm công nghiệp cũng là tác nhân gây ra bệnh lý này. Những người thường xuyên tiếp xúc với than đá, kim loại, khói bụi,…có nhiều nguy cơ mắc bệnh. Không chỉ vậy, thuốc lá cũng là thủ phạm hàng đầu gây viêm phế quản. Việc hút thuốc trong thời gian dài sẽ làm kích thích phế quản và khiến chúng tiết ra nhiều chất đờm nhầy.

Triệu chứng của viêm phế quản

viem-phe-quan-nguyen-nhan-va-trieu-chung-can-biet-3

  • Ho liên tục, ho có đờm màu trắng trong, xanh, vàng,…
  • Sốt cao và có cảm giác ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi kèm theo tức ngực.
  • Cảm thấy khó thở, thở khò khè, thở ngắn, đau dưới xương ức khi thở.
  • Đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh sẽ có các dấu hiệu như ho và sốt kéo dài trong vòng từ 2 đến 3 tuần, trẻ bị khó thở vào ban đêm, thở khò khè, bỏ bú, nôn trớ,…
  • Nếu bạn có triệu chứng ho kéo dài mỗi ngày ít nhất 3 tháng trong 1 năm và trong 2 năm liên tiếp thì bạn đã bị viêm phế quản mạn tính khó chữa, thậm chí dẫn đến ung thư phổi.

Đối phó với viêm phế quản

viem-phe-quan-nguyen-nhan-va-trieu-chung-can-biet-4

  • Người bệnh tuyệt đối không được tiếp tục hút thuốc, tránh xa khói thuốc.
  • Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm như thức ăn lỏng, mềm và dễ nuốt. Đặc biệt, cháo hành và cháo hạnh nhân sẽ rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị.
  • Khi bị viêm phế quản, người bệnh cần uống nhiều nước để làm loãng dịch nhầy, từ đó tống đờm ra dễ dàng hơn. Người bệnh nên uống trên 2 lít nước mỗi ngày.
  • Luôn giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là phần cổ họng và tay chân vào mùa đông. Bên cạnh đó, hãy giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định khoảng 24 đến 26 độ C.
  • Người bệnh nên mặc áo quần thông thoáng và làm bằng chất liệu thấm hút mồ hôi để hạ sốt nhanh chóng. Nếu sốt cao, bạn có thể dùng acetaminophen hay ibuprofen đúng liều.

viem-phe-quan-nguyen-nhan-va-trieu-chung-can-biet-5

Trên đây là một số thông tin quan trọng về bệnh viêm phế quản. Bệnh lý này tuy không gây tử vong nhưng nếu để bệnh phát triển thành mãn tính thì rất khó điều trị, thậm chí có thể dẫn đến ung thư phổi. Do vậy, khi cơ thể có những triệu chứng của bệnh, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị sớm.