Dấu hiệu nhận biết khi mang thai tuần đầu tiên

Khi mang thai tuần đầu tiên, cơ thể của người mẹ sẽ có những biến đổi về sinh học sau đây. Chị em cần nắm vững để chăm sóc bản thân và con yêu tốt nhất nhé.

Cảm giác mệt mỏi

Sau khi giao hợp khoảng 1 tuần, mặc dù chưa đến ngày có kinh lại, nhưng cảm giác của mẹ mệt mỏi toàn thân, không muốn làm việc, hoặc lúc làm việc, thậm chí làm việc nhẹ nhàng nhưng toàn thân mệt không muốn làm chỉ muốn nằm nghỉ hay cảm giác buồn ngủ. Lý do là sau khi trứng đã được thụ tinh, nồng độ progesteron tăng cao làm giãn cơ trơn, đồng thời giúp cho trứng được thụ tinh di chuyển vô buồng tử cung làm tổ và nuôi dưỡng trứng thụ tinh biến thành phôi thai. Đây là hiện tượng có thai sớm nhất.

dau-hieu-nhan-biet-khi-mang-thai-tuan-dau-tien-1

Hai bầu vú căng và đau

Do tăng nội tiết tố progesteron sau thụ thai làm cho những nang tuyến vú phát triển để chuẩn bị cho việc tiết sữa sau này. Dấu hiệu căng và đau 2 bầu vú kéo dài từ tuần đầu sang tuần thứ 6. Mức độ cũng đau nhẹ nên mẹ có thể chịu đựng được không cần phải dùng thuốc. Sau khoảng thời gian này dấu hiệu trên sẽ hết.

Thân nhiệt của mẹ tăng

Khi hình thành “mầm sống” trong tử cung của mẹ, nội tiết tố thai kỳ từ nang hoàng thể của buồng trứng mẹ tiết ra, đặc biệt nội tiết tố Progesteron để giúp mẹ nuôi dưỡng tốt “mầm sống” . Đồng thời nội tiết tố này cũng làm thân nhiệt mẹ tăng 0,5 độ C. Nên mẹ có cảm giác nóng hơn ngày thường. Dấu hiệu này lộ diện ngay trong tuần thứ nhất khi thụ thai thành công. Thân nhiệt mẹ tăng có thể kéo dài trong 3 tháng đầu. Trong trường hợp này, mẹ chỉ cần uống nhiều nước và không cần dùng thuốc.

dau-hieu-nhan-biet-khi-mang-thai-tuan-dau-tien-2

Cảm thấy đau đầu

Đây là dấu hiệu xảy ra ở khoảng 20% mẹ có thai, dấu hiệu mang thai sớm này xảy ra trong tuần đầu, kéo dài 1 – 6 tuần, mức độ đau đầu nhẹ, đau khắp đầu. Mẹ nên nằm nghỉ ngơi, mở nhạc êm dịu. Trong trường hợp đau đầu nhiều mẹ có thể uống 1 viên Paracetamol 0,5g/viên. Mẹ cũng không nên dùng thuốc nhiều. Để an tâm mẹ có thể đến gặp bác sĩ.

Đau trằn bụng dưới hoặc đau lưng

Dấu hiện này có thể xảy ra khi mẹ có thói quen di chuyển thường xuyên do công việc, thường đau trằn bụng hoặc ngồi lâu thì đau lưng, đây là tình trạng do tử cung to và mềm ra để bắt đầu cho trứng thụ tinh làm tổ, nên cảm giác có dấu hiệu này. Mẹ cần nằm nghỉ ngơi thư giãn.

dau-hieu-nhan-biet-khi-mang-thai-tuan-dau-tien-3

Ra huyết âm đạo lượng rất ít

Đây là dấu hiệu xuất hiện vào những ngày cuối của tuần đầu mang thai, khi trứng thụ tinh di chuyển vào buồng tử cung để làm tổ, trứng thụ tinh sẽ chui xuống lớp niêm mạc dày của buồng tử cung gọi là hiện tượng cấy ghép, sẽ gây ra xuất huyết ít. Nhưng trong tình huống ra huyết âm đạo nhiều hơn kèm đau bụng thì đó là dấu hiệu bất ổn, mẹ cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa sản ngay.

Thay đổi cách ăn uống

Tự nhiên mẹ có cảm giác thèm ăn những món ăn lạ như thèm ăn chua nhiều, thèm ăn chè ngọt nhiều,…Đây là dấu hiệu có thai sớm, khi mẹ mang “mầm sống”, để tồn tại được “mầm sống” phải thích ứng làm thay đổi hệ thần kinh giao cảm của mẹ gây ra thay đổi cách ăn uống hàng ngày của mẹ. Dấu hiệu này lộ diện ngay trong tuần tiên có thai và có thể kéo dài trong 90 ngày đầu thai kỳ.

dau-hieu-nhan-biet-khi-mang-thai-tuan-dau-tien-4

Dấu hiệu buồn nôn và nôn ói

Theo sau dấu hiệu thay đổi món ăn là triệu chứng buồn nôn và nôn ói mỗi khi mẹ ngửi thấy mùi thức ăn hay sau khi ăn. Dấu hiệu buồn nôn và nôn ói gọi là dấu hiệu nghén trong thai kỳ. Dấu hiệu này cũng kéo dài trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuần đầu tiên khi có thai thì nhẹ, sang những tuần lễ kế tiếp dấu hiệu nghén sẽ nhiều hơn.

Trên đây là một số dấu hiệu phổ biến khi chị em mang thai tuần đầu tiên. Khi phát hiện mang thai, chị em nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và theo dõi định kỳ.