10 cách để tránh các biến chứng bệnh tiểu đường (Phần 2)

Tiếp theo bài viết về “10 cách để tránh các biến chứng bệnh tiểu đường” (phần 1), chúng tôi tiếp tục cung cấp cho bạn những cách còn lại nhằm giúp người bệnh tiểu đường thoát khỏi cơn khủng hoảng, bình tĩnh áp dụng các biện pháp chống lại những biến chứng đến từ bệnh.

10 cách “chăm sóc”căn bệnh tiểu đường

Chăm sóc răng tốt cho người bị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường làm nhiều người bệnh dễ bị nhiễm trùng nướu răng. Đánh răng ít nhất hai lần một ngày, xỉa răng một lần một ngày và lịch trình khám răng ít nhất hai lần một năm. Nên đến nha sĩ nếu bạn bị chảy máu nướu răng, có màu đỏ hoặc sưng.

10-cach-de-tranh-cac-bien-chung-benh-tieu-duong-phan-2-2

Hãy chú ý đến đôi chân của bạn

Đường huyết cao có thể làm giảm lưu lượng máu và làm tổn thương dây thần kinh ở bàn chân. Nếu không điều trị, các vết cắt và vết rộp có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng. Tiểu đường có thể dẫn đến đau, ngứa hoặc mất cảm giác ở bàn chân. Thường xuyên quan sát đôi chân để sớm phát hiện các triệu chứng bệnh tiểu đường.

Để ngăn chặn vấn đề về chân bạn có thể tham khảo các cách sau:

  • Rửa chân hàng ngày bằng nước ấm.
  • Lau khô bàn chân của bạn nhẹ nhàng, đặc biệt là giữa các ngón chân.
  • Làm ẩm da bàn chân và mắt cá chân của bạn với kem dưỡng da hoặc dầu bôi trơn. Không đặt các loại dầu hoặc kem giữa các ngón chân của bạn – thêm độ ẩm có thể dẫn đến nhiễm trùng.
  • Kiểm tra bàn chân hàng ngày để phát hiện sớm các vết chai, mụn nước, vết loét, đỏ hoặc sưng.

        – Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn có một vấn đề đau chân mà không thể chữa lành trong vòng một vài ngày.

Xem xét một lượng aspirin nhỏ hàng ngày

Uống một liều thấp aspirin mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về liều điều trị bằng aspirin hàng ngày thích hợp. Tuy nhiên, aspirin có nhiều tác dụng phụ, nếu bạn không nằm trong nhóm có nguy cơ đột quỵ cao thì tốt nhất không nên áp dụng cách này.

10-cach-de-tranh-cac-bien-chung-benh-tieu-duong-phan-2-3

Nếu bạn uống rượu, hãy uống một cách có trách nhiệm

Rượu có thể gây ra việc tăng hay giảm lượng đường trong máu tùy thuộc vào lượng mà bạn đã uống. Nếu bạn uống, hãy uống trong chừng mực và luôn luôn uống khi đã có một bữa ăn lót dạ.

Giải thoát cơ thể khỏi những căng thẳng

Khi bị căng thẳng, bạn dễ dàng để bỏ qua thói quen chăm sóc bệnh tiểu đường thông thường của bạn. Các hormon cơ thể khi căng thẳng có thể ngăn chặn insulin hoạt động, làm cho vấn đề tồi tệ hơn. Nhanh chóng giải tỏa stress bằng cách thư giãn, ngủ nhiều, chia sẻ với mọi người và tự khuyên bản thân cần phải lạc quan,..

Trên tất cả, một tinh thần tích cực rất quan trọng trong quá trình phòng ngừa và chữa trị bệnh tiểu đường. Giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát của bạn, sẵn sàng chấp nhận chúng như một phần cơ thể, bệnh tiểu đường sẽ không ngăn được bạn có một cuộc sống lành mạnh trong tương lai.