5 thực phẩm không nên có trong bữa ăn của người bị bệnh tiểu đường

Đúng như tên gọi của căn bệnh, nguyên nhân dẫn đến tiểu đường liên quan đến lượng đường trong máu. Chính vì vậy, lượng thực phẩm tiêu thụ hàng ngày có vai trò tăng hoặc giảm lượng đường trong cơ thể. Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng đối với vấn đề điều trị bệnh. Dưới đây là 8 loại thực phẩm người bệnh tiểu đường không nên sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.

Những loại thực phẩm gây tăng lượng đường trong máu và làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường mà bạn nên loại bỏ hoặc hạn chế trong chế độ ăn của mình:

Thực phẩm chứa đường

Bánh, kẹo ngọt, siro, thức ăn nhanh,…không chỉ chứa lượng đường cực lớn mà còn có lượng carbohydrates  có hại mà những người bị bệnh tiểu đường cần phải kiêng dè. Các thức ăn này còn làm người bệnh tăng cân, đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh tiểu đường thêm trầm trọng. Hãy kìm hãm cơn thèm đồ ngọt của bạn với những loại trái cây có chất ngọt tốt hơn cho cơ thể.

5-thuc-pham-khong-nen-co-trong-bua-an-cua-nguoi-bi-benh-tieu-duong-2

Các loại thịt và chế phẩm từ sữa giàu chất béo

Những loại thịt chứa nhiều chất béo bão hòa bao gồm thịt bò thăn, cừu, nội tạng động vật, sườn lợn, thịt gia cầm sẫm màu, gà rán và các loại chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, các loại thịt nguội. Các sản phẩm từ sữa giàu chất béo bao gồm sữa nguyên kem, kem sữa béo, kem tươi, bơ và pho mát, như cheddar (loại pho mát dày). Đối với nhóm thực phẩm này người bệnh nên tránh xa bởi chúng hoàn toàn không tốt cho quá trình phòng ngừa và chữa trị bệnh tiểu đường. Có thể bạn không cần từ bỏ hoàn toàn những thực phẩm này nhưng tốt nhất nên có sự cân nhắc trong khẩu phần hàng tuần.

Người bị tiểu đường không nên ăn trái cây sấy khô

Những loại trái cây được sấy khô làm bạn lầm tưởng chúng tốt cho sức khỏe vì suy cho cùng chúng là trái cây. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng bởi trái cây trong quá trình chế biến làm khô sẽ bị mất hoàn toàn lượng nước. Khi bị mất nước, lượng đường trong trái cây trở nên đậm đặc nên tốt hơn hết người bị bệnh tiểu đường nên “trung thành” với những loại trái cây tươi.

5-thuc-pham-khong-nen-co-trong-bua-an-cua-nguoi-bi-benh-tieu-duong-3

Gạo trắng, bột mỳ có nguy cơ gây tiểu đường

Người Việt có truyền thống ăn cơm và những thực phẩm làm từ gạo, bột trắng như bún, mỳ, bánh mỳ,…Những thực phẩm này khi đi vào cơ thể sẽ chuyển một phần thành đường làm tăng nguy cơ tiểu đường ở người. Hạn chế thực phẩm từ gạo trắng có thể thay thế bằng gạo lức chứa ít tinh bột hơn hoặc sử dụng bột ngũ cốc từ hạt để làm bánh mỳ sẽ tốt hơn cho việc phòng ngừa và chữa trị bệnh tiểu đường.

Nước ép trái cây

Nước ép trái cây sẽ rất tốt cho những người có tình trạng sức khỏe bình thường nhưng đối với những người bị bệnh tiểu đường lại không phải như vậy. Trong nước ép trái cây vẫn chứa rất nhiều đường trái cây đồng thời rất ít chất xơ có thể gây tăng lượng đường huyết.Thay vì ép trái cây lấy nước, người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây để bổ sung thêm chất xơ. Đối với bệnh tiểu đường, uống nước lọc hàng ngày vẫn là lựa chọn tối ưu nhất.

Có nhiều loại thực phẩm người bệnh nên tránh trong quá trình phòng ngừa và chữa trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, 5 loại thực phẩm trên đây là những loại dễ gây “nhầm lẫn” mà nhiều người  bệnh nghĩ rằng không có ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Hãy hạn chế những thức ăn trên để điều chỉnh tốt hơn lượng đường trong máu của bạn.