Huyết trắng là một trong những bệnh phụ khoa mà bất cứ phụ nữ nào cũng mắc phải ít nhất 1 lần. Nhưng rất ít trong số các phụ nữ đó hiểu về những ảnh hưởng từ căn bệnh này nên đã khá chủ quan và coi thường bệnh. Đến khi hiểu ra thì đã quá muộn màng. Để khắc phục tình trạng trên, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về căn bệnh huyết trắng để chị em chủ động phòng bệnh.
Bệnh huyết trắng là gì
Huyết trắng hay còn là khí hư, giữ vai trò quan trọng trong việc bôi trơn trong đời sống sinh lý thể hiện tình trạng nội tiết, sức khỏe của người phụ nữ.
Huyết trắng có tác dụng giữ cho âm đạo luôn ẩm, chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Nhưng thực tế có nhiều mầm bệnh tấn công vượt quá khả năng bảo vệ của loại dịch này, dẫn đến viêm nhiễm gọi là bệnh huyết trắng.
Huyết trắng bình thường
Huyết trắng bình thường, không phải là bệnh khi: không có các dấu hiệu như kích thích, ngứa, đau hoặc đau khi giao hợp; ống sinh dục và cơ quan sinh dục ngoài bình thường; huyết trắng trong, trắng đục, ít, không hôi; thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, lúc có thai hoặc lúc giao hợp; không có dấu hiệu gì ở người giao phối.
Huyết trắng bệnh
Huyết trắng được xem là bệnh khi xuất hiện các dấu hiệu như: có các dấu hiệu như ngứa, bỏng rát, giao hợp đau, tiểu đau, tiểu nhiều lần, đau âm ỉ vùng bụng thấp; huyết trắng ra với số lượng nhiều, có mùi hôi, màu sắc thay đổi như vàng, xanh, trắng đục đóng thành váng; thường xảy ra sau giao hợp, sẩy thai, sau sinh; có thể có triệu chứng ở người giao phối.
Tác nhân gây ra huyết trắng có thể là do nấm men, tạp trùng hoặc trùng roi
- Huyết trắng do nấm men gây nên thường gây ngứa bộ phận sinh dục ngoài, có số lượng ít, màu trắng đục thành mảng dính hoặc đóng cục, không có mùi tanh hôi.
- Huyết trắng do trùng roi gây nên có số lượng dịch nhiều, màu vàng xanh, loãng, có mùi tanh và có bọt thường và gây ngứa bộ phận sinh dục.
- Huyết trắng do tạp trùng gây nên có số lượng trung bình, màu vàng loãng, có mùi hôi tanh. Loại bệnh này thường xuất hiện sau khi mới bắt đầu quan hệ hoặc do thao tác thụt rửa vào sâu bên trong ống sinh dục.
Ảnh hưởng của huyết trắng đến sức khỏe
Bệnh huyết trắng không gây nguy hiểm đến tính mạng người phụ nữ nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài, lây lan, tái phát nhiều lần sẽ gây nên những tác hại nghiêm trọng: nguy cơ vô sinh cao; ung thư cổ tử cung ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản; gây phiền toái và cảm giác khó chịu đối với phụ nữ trong cuộc sống hoặc sinh hoạt vợ chồng; huyết trắng nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai;…
Điều trị bệnh huyết trắng ở phụ nữ
Đối với huyết trắng do Candida albicans: biểu hiện màu trắng đục, dính từng mảng, có lúc có mùi hôi, kèm theo triệu chứng ngứa ở âm hộ. Để điều trị, các chị em đặt âm đạo bằng thuốc Miconazole hay Clotrimazole viên 100 mg, đặt từ 3 đến 7 đêm. hoặc uống Fluconazole 150 mg, liều duy nhất (1 viên).
Đối với huyết trắng do nhiễm Trichomonas Vaginalis: biểu hiện màu vàng-xanh, loãng, có bọt, với số lượng nhiều, kèm theo triệu chứng ngứa rát âm hộ. Để điều trị, bạn uống Fasigyl (Tinidazole ) uống 2 g (4 viên) liều duy nhất; với trẻ em dùng liều 50-70 mg/ kg cân nặng, uống liều duy nhất hoặc uống Flagentyl (Secnidazole), uống 2 g (4 viên) liều duy nhất.
Đối với huyết trắng do tạp trùng: biểu hiện màu vàng hoặc xám, loãng, tráng đều thành âm đạo, có mùi hôi. Để điều trị, bạn uống Metronidazol 500 mg, uống 2 lần/ngày, uống trong 7 ngày hoặc uống Metronidazole 2 g liều duy nhất.
Ngoài ra, để phòng tránh bệnh huyết trắng, các chị em phụ nữ cần vệ sinh vùng kín một cách khoa học, sạch sẽ. Bên cạnh đó, cần kết hợp với một chế độ ăn đầy đủ rau xanh, dưỡng chất và một thói quen sinh hoạt lành mạnh.