Viêm Amidan và những thông tin cần thiết

Ở nước ta, viêm Amidan là bệnh lý khá phổ biến và thường gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng viêm Amidan gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu không điều trị đúng cách. Vậy viêm Amidan là gì? Nguyên nhân và biểu hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Viêm Amidan là gì?

Amidan là một cấu trúc giống thịt nằm ở 2 bên mặt sau họng. Bộ phận này có vai trò thanh lọc các vi khuẩn hoặc virus muốn xâm nhập vào cơ thể thông qua đường mũi hoặc đường miệng. Viêm amidan là tình trạng amidan bị nhiễm trùng, sưng và đau nhức. Bình thường, amidan cũng có thể tự khỏi mà không cần chữa trị. Tuy vậy có trường hợp amidan bị biến chứng tạo sự khó chịu cho người bệnh nếu không chữa trị đúng hướng và kịp thời.

viem-amidan-va-nhung-thong-tin-can-thiet-1

Nguyên nhân gây viêm Amidan

viem-amidan-va-nhung-thong-tin-can-thiet-2

  • Virus cúm, sởi, ho gà…tấn công.
  • Người có sức đề kháng kém, cơ địa dị ứng.
  • Vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, xoắn khuẩn, các chủng ái khí và yếm khí.
  • Ô nhiễm môi trường do bụi khí, điều kiện sinh hoạt thấp, vệ sinh kém.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột khiến các vi khuẩn và virus có sẵn ở mũi họng trở nên gây bệnh.
  • Có các ổ viêm nhiễm ở họng, miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh thân răng khôn, viêm xoang…
  • Đặc điểm cấu trúc giải phẫu của amidan có nhiều khe kẽ, hốc, ngách. Đó là nơi cư trú, ẩn nấu và phát triển của vi khuẩn. Hơn thế nữa, Amidan nằm trên ngã tư đường ăn và đường thở, là cửa ngõ cho vi khuẩn và virus xâm nhập vào.

Triệu chứng của viêm Amidan

viem-amidan-va-nhung-thong-tin-can-thiet-3

  • Cảm giác đau họng.
  • Amidan sưng và tấy đỏ.
  • Sưng nề hạch bạch huyết.
  • Viêm thanh quản gây khản tiếng.
  • Xuất hiện các mảng trắng ở amidan.
  • Khó nuốt, nuốt đau, đau đầu và sốt.

Các giải pháp điều trị viêm Amidan

Đối với người bị viêm Amidan tái phát nhiều lần và khó điều trị thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt Amidan. Viêm amidan thường do virus nên việc chăm sóc chữa trị ở nhà rất quan trọng. Người bệnh cần nghỉ ngơi, súc miệng bằng nước muối ấm, sử dụng các thuốc giảm đau không qua kê đơn và uống thật nhiều nước. Viêm amidan do vi khuẩn thì thường được chữa trị với kháng sinh.

viem-amidan-va-nhung-thong-tin-can-thiet-4

Nếu tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng, amidan sưng nề quá mức và có thể cản trở đường thở. Mủ từ các amidan bị nhiễm trùng sẽ tích lũy ở những mô mềm xung quanh, gây đau họng và bạn cần phải chữa trị để ngăn ngừa sự phát tán của chúng vào trong máu. Nếu tình trạng viêm amidan dai dẳng trên 2 ngày hoặc đi kèm khó thở, khó nuốt thì bạn cần đến bác sĩ ngay lập tức.

Để hạn chế sự phát triển của viêm Amidan, bạn cần giữ ấm cho mũi họng nhất là vào thời gian giao mùa. Bên cạnh đó, bạn cần tránh tiếp xúc với bụi bặm, khói thuốc lá, tránh ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh để bảo vệ cổ họng. Hãy thăm khám bác sĩ nếu triệu chứng viêm Amidan trở nên nghiêm trọng nhé.