Biện pháp giúp trẻ hết ngáy ngủ

Nhiều bậc cha mẹ tỏ ra lo lắng và nhiều băn khoăn khi thấy con mình có biểu hiện ngáy ngủ dù còn rất nhỏ. Để biết được đây có phải một triệu chứng bệnh và làm cách nào để khắc phục hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây.

trengayngu

Khái niệm ngáy ngủ ở trẻ

Ngáy ngủ là một hiện tượng diễn ra giữa giấc ngủ. Lúc này, một số âm thanh đặc trưng phát ra- thường gọi là tiếng ngáy, do sự ma sát giữa luồng không khí hít vào với các vùng cơ quan trong cơ thể trẻ như miệng, mũi, họng, làm rung các niêm mạc mô ở một mức độ vừa phải.

Ngáy ngủ ở trẻ nhỏ được chia thành 2 loại độc lập: ngáy ngủ sinh lý và ngáy ngủ bệnh lý.

Ngáy ngủ sinh lý

Đây là một trong những hiện tượng sinh lý rất thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với trẻ sơ sinh, vì đặc điểm đường thở và khoang miệng vẫn chưa hoàn thiện, còn rất hẹp nên hạn chế đường đi của luồng không khí hít vào. Khi đó, quá trình ma sát của luồng không khí sẽ tạo thành những tiếng ngáy nho nhỏ.

Với trẻ lớn hơn, hiện tượng ngáy ngủ sẽ giảm dần. Tuy nhiên, ở một số trẻ bị ngạt mũi khi thời tiết chuyển mùa hoặc tiếp xúc với quạt và máy lạnh quá nhiều thì việc ngáy ngủ cũng thỉnh thoảng xảy ra.

Ngáy ngủ bệnh lý

trengayngu1

Nếu trẻ đã bước qua tuổi thứ 3 mà dấu hiệu ngáy ngủ vẫn không giảm bớt thì khả năng cao là ngáy ngủ bệnh lý, cần được tiến hành kiểm tra và thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Một số dấu hiệu kèm theo có thể làm căn cứ để xác định ngáy ngủ bệnh lý ở trẻ nhỏ:

  • Tiếng ngáy của trẻ quá lớn.
  • Trẻ có những hành vi thay đổi rõ rệt như kích động, dễ nổi nóng, cáu gắt,..
  • Trẻ thường xuyên khụt khịt, dụi mũi hoặc thở hổn hển dù không hoạt động mạnh.

Cải thiện chứng ngáy ngủ ở trẻ như thế nào?

trengayngu2

Tùy theo mức độ và nguyên nhân ngáy ngủ của trẻ để có thể đưa ra những quyết định chăm sóc khác nhau.

Nếu trẻ bị ngáy ngủ sinh lý, chỉ cần áp dụng các biện pháp sau:

  • Thường xuyên massage và giữ vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
  • Đảm bảo không gian sinh hoạt vui chơi và nghỉ ngơi của trẻ đủ độ ẩm cần thiết, sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế bụi bặm.
  • Tập cho trẻ nằm nghiêng về một phía, không nên để đầu thấp hơn chân.
  • Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn quá no khoảng 2 tiếng trước khi ngủ.
  • Sử dụng các loại dầu trẻ em như dầu tràm, dầu khuynh diệp để giúp trẻ hít thở. Bố mẹ có thể linh hoạt thoa dầu  ở trên viền cổ áo hoặc trên gối của trẻ.
  • Thực hiện xông hơi nếu trẻ bị nghẹt mũi trầm trọng, ảnh hưởng đến việc hít thở. Cách làm rất đơn giản, hãy cho trẻ vào không gian phòng tắm hoặc phòng ngủ đã được cấp ẩm bằng hơi nước nóng trước đó. Bố mẹ có thể cùng vào bên trong để đảm bảo an toàn cho con yêu trong suốt quá trình xông hơi.

Trường hợp đã áp dụng những biện pháp trên mà triệu chứng ngáy ngủ của trẻ vẫn không thuyên giảm hoặc đã xác định được chính xác trẻ bị ngáy ngủ bệnh lý thì bố mẹ nên cho trẻ đến thăm khám tại các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất.

Ngáy ngủ tuy là một biểu hiện thường thấy, nhưng với trẻ nhỏ, nó có thể mang lại nhiều hệ lụy không thể lường trước. Do đó, hãy quan sát cẩn trọng và đưa ra những quyết định chăm sóc, xử lý hiệu quả.