Tiểu đường khi mang thai không phải là hiện tượng hiếm gặp. Khi phát hiện bản thân bị tiểu đường trong giai đoạn mang thai, bạn nên lưu tâm một vài vấn đề sau đây.
Bổ sung Folic acid
Phụ nữ bị tiểu đường nên sử dụng một liều cao acid folic. Liều dùng hàng ngày đối với phụ nữ muốn có thai và phụ nữ mang thai là 400 microgram. Bác sĩ của bạn có thể kê toa liều cao acid folic cho bạn. Việc uống axit folic sẽ giúp bảo vệ thai nhi khỏi các dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống. Bà bầu nên sử dụng acid folic cho đến khi đang mang thai 12 tuần. Tất cả các hướng dẫn bổ sung Acid Folic phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Theo dõi đường máu
Chế độ điều trị tiểu đường của bạn có thể vẫn giữ nguyên trong thời kỳ mang thai. Bạn nên theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên hơn trong thời kỳ mang thai. Mắt và thận của bạn có thể được kiểm tra thường xuyên để không xấu đi trong thời kỳ mang thai. Bạn nên tìm hiểu thêm về cách điều trị cơn hạ đường huyết và nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia bệnh tiểu đường.
Sinh nở
Trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị tiểu đường thường lớn hơn thông thường. Điều này là do đường huyết chuyển trực tiếp từ bạn cho em bé của bạn. Vì vậy nếu bạn có mức đường huyết cao, em bé của bạn sẽ sản xuất thêm insulin để bù đắp. Như vậy sẽ khiến em bé của bạn lưu trữ nhiều chất béo và các mô, từ đó dẫn tới những khó khăn khi sinh.
Sau khi sinh
24 giờ sau khi em bé được cho ra đời, các bác sĩ sẽ chích máu gót chân để kiểm tra xem mức độ glucose trong máu của trẻ. Lúc này bạn nên cho bé bú càng sớm càng tốt để giữ cho lượng đường trong máu của bé ở mức an toàn. Nếu lượng đường trong máu của bé không giữ ở mức an toàn, các bé cần được chăm sóc thêm. Khi đó, các bé sẽ được cho nước nhỏ giọt để tăng lượng đường trong máu của họ.
Trên đây là những điều mà thai phụ bệnh tiểu đường cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Thai phụ nên thường xuyên thăm khám bác sĩ để theo dõi tình trạng bệnh.