Những tác dụng không ngờ của cây phèn đen trong chữa bệnh

Phèn đen là loài cây cho rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh. Vậy đã biết những thông tin gì về loài cây này chưa? Nếu chưa hãy cùng tham khảo thêm bài viết ngay sau đây của chúng tôi nhé!

Cây phèn đen

Phèn đen là một loài cây thường mọc hoang, bộ phận được dùng làm thuốc chủ yếu là rễ và lá phèn đen. Rễ phèn đen có vị chát, tính lạnh và có tác dụng tiêu viêm, chỉ tả, thu liễm. Còn lá phèn đen có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, lợi tiểu…

cay-phen-den

Từ xưa đến nay phèn đen được dân gian sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc điều trị một số loại bệnh. Sau đây sẽ là một số bài thuốc tiêu biểu.

Các bài thuốc dân gian từ cây phèn đen

Chảy máu nướu răng: Lá phèn đen đem phơi khô, rồi rửa sạch sau đó ngâm từ 7-10 phút. Mỗi ngày ngậm hai lần sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Thực hiện ngậm liên tục trong vòng 5-7 ngày để có hiệu quả.

Chữa lỵ: lấy rễ phèn đen 20g sao vàng hạ thổ, vỏ quả lựu 20g sao vàng. Sắc nước uống chia làm hai lần trong ngày. Thời gian chữa trị khoảng từ 3 đến 7 ngày.

cay-phen-den1

Hỗ trợ chữa trĩ: cần dùng lá phèn đen 1 nắm, lá huyết dụ 5 lá, lá trắc bách diệp 1 nắm. Tất cả mang đi rửa sạch, thái nhỏ rồi sao vàng hạ thổ. Cho vào nước ấm, đổ khoảng 800ml nước, sắc đặc còn 200ml nước. Uống ngày 150ml, còn lại thì đổ thêm nước rồi đun kỹ dùng để rửa ngâm trĩ ngày 1 đến 2 lần. Mỗi liệu trình chữa trị từ 5 đến 10 ngày để có hiệu quả điều trị bệnh trĩ tốt nhất.

Ngã va đập sưng đau: Lấy 30g lá phèn đen rồi giã nát đắp vào vùng bị tổn thương trong vòng 30 phút. Làm 3 ngày liền đến khi nào cảm thấy hết sưng đau thì thôi.

Lưu ý, cây phèn đen là một trong những loại cây thuốc nam có chứa độc tố. Do đó, khi bị rắn cắn thì ngay lập tức dùng cây phèn đen giã nát rồi đắp vào vết thương và cố gắng không di chuyển để độc không lan, kế tiếp thì đưa người bệnh đi cấp cứu.