Các yếu tố nguy cơ có thể gặp ở bệnh tim mạch

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh tim mạch. Vậy thế nào là yếu tố nguy cơ? Yếu tố nguy cơ là yếu tố liên quan với sự gia tăng khả năng mắc bệnh tim mạch. Dưới đây là hai dạng yếu tố nguy cơ có liên quan đến bệnh tim mạch:

Các nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh tim mạch không thể thay đổi được

  • Tuổi: Những người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Những người trên 65 tuổi sẽ có nguy cơ đột quỵ còn hơn nhóm người trẻ tuổi.Bạn không thể thay đổi tuổi tác tuy nhiên một tinh thần lạc quan, ăn uống điều độ sẽ giúp bạn giảm bớt quá trình lão hóa.
  • Giới: Đàn ông có nguy cơ mắc bệnh mạch vành, đột qụy và các bệnh tim mạch khác cao hơn so với nữ giới.
  • Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người mắc bệnh tim mạch thì thế hệ sau cũng sẽ có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

cac-yeu-nguy-co-co-gap-o-benh-tim-mach-2

Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được

  • Tăng huyết áp: Khi huyết áp vượt quá 140/90mmHg, bạn được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp. Tăng huyết áp được xem là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch rất thường gặp.
  • Tăng cholesterol trong máu và các rối loạn lipid liên quan: Tăng hàm lượng các chất mỡ trong máu (cholesterol và triglycerid) rất thường gặp. Các nghiên cứu cho thấy, nồng độ cholesterol toàn phần trong máu là yếu tố dự báo mạnh về nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột qụy. Nồng độ cholesterol toàn phần trong máu dưới 5,2mmol/dl được coi là bình thường. Khi cholesterol tăng cao sẽ đồng nghĩa với nguy cơ đột qụy tim mạch tăng cao theo tuyến tính.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá rất nguy hại, số lượng người chết do bệnh mạch vành đến từ nguyên nhân thuốc lá quá cao. Thuốc lá là yếu tố nguy cơ số 1 đối với đột tử và bệnh mạch ngoại vi. Bạn cần phải chấm dứt tình trạng này để giảm yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch.
  • Béo phì: Khi cơ thể thừa cân nặng, không chỉ lượng mỡ xấu dư thừa trong cơ thể gây ra hàng loạt các bệnh liên quan. Chúng còn chèn ép các mạch máu, lượng máu lưu thông đến các bộ phận cơ thể cũng khó khăn hơn buộc quả tim phải làm việc “khó khăn” hơn. Do đó, nếu giảm cân bạn có thể giảm bớt yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch.

cac-yeu-nguy-co-co-gap-o-benh-tim-mach-1

Kiểu béo phì ở bụng có liên quan với sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành và đột qụy. Các nhà khoa học khuyến cáo, nếu bạn là nam giới, tốt nhất không nên để vòng bụng vượt quá 90% vòng mông, nếu bạn là phụ nữ, hãy cố gắng duy trì con số này dưới 80%.

  • Đái tháo đường và kháng insulin: Những người mắc bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường xuất hiện sau 40 tuổi (gọi là type II) có tỷ lệ mới mắc bệnh mạch vành và đột qụy cao hơn người bình thường. Bệnh kháng insulin trong máu có thể gây tăng huyết áp và tăng lắng đọng cholesterol vào mảng vữa xơ động mạch. Hậu quả là thúc đẩy quá trình xơ vữa và các biến chứng của nó. Đây cũng là nguyên nhân gây bệnh tim mạch.
  • Lười vận động (lối sống tĩnh tại): Khi lười vận động cơ thể của bạn dường như cũng “yếu” hơn, khả năng chống lại bệnh tật không cao. Nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho việc luyện tập để các bộ phận trong cơ thể được dẻo dai.
  • Rượu: Nếu sử dụng điều độ, tức không quá 1 – 2 ly nhỏ mỗi ngày, rượu có thể giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành. Nếu uống quá nhiều rượu (nhiều hơn 60ml rượu vang, 300ml bia, hoặc 30ml rượu nặng) mỗi ngày làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ tổn thương gan và biến chứng thần kinh trung ương cũng như rất nhiều rối loạn khác. Lạm dụng rượu cũng là nguyên nhân gây bệnh tim mạch cực kỳ nguy hiểm.