Phát hiện và ngăn chặn bệnh ngay từ giai đoạn tiền đái tháo đường

Trước khi được chẩn đoán bị mắc bệnh tiểu đường, người bệnh thường trải qua giai đoạn rối loạn dung nạp đường huyết, insulin trong cơ thể hoạt động kém hiệu quả. Quá trình này gọi là giai đoạn tiền đái tháo đường (tiền tiểu đường). Người bệnh nên kịp thời phát hiện và có biện pháp kịp thời ngăn chặn bệnh ngay từ giai đoạn tiền đái tháo đường.

Biểu hiện thường gặp ở giai đoạn tiền tiểu đường

Biểu hiện của bệnh thường không rõ ràng nên bạn cần đặc biệt chú ý mọi thay đổi khác lạ của cơ thể. Một số trường hợp việc kháng insulin bên trong cơ thể sẽ được biểu hiện ra bên ngoài với biểu hiện da trở nên sẫm màu ở những vùng da bị gấp nhiều (chẳng hạn như nách, cổ đầu gối và khớp ngón tay). Đặc biệt, người bệnh đang trong giai đoạn tiền đái tháo đường cũng liên tục cảm thấy đói, thèm ăn và ăn nhiều hơn mọi khi. Song song đó, tiểu đường thường có nguy cơ cao ở một số người có tình trạng như tăng huyết áp, thừa cân, béo phì, người có tuổi trên 45, có tiền sử gia đình mắc phải căn bệnh này.

Triệu chứng bệnh tiểu đường thường gặp

  • Khát nước quá mức, cảm thấy khô miệng ngay cả khi bạn vừa uống nước
  • Đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là sau khi uống nước được 15 -20 phút.
  • Giảm cân nhanh trong một thời gian ngắn mặc dù bạn thèm ăn và ăn rất nhiều
  • Có dấu hiệu về da như dị ứng,..
  • Mệt mỏi hay cáu gắt
  • Mờ mắt. Đây là một vấn đề khá nghiêm trọng mà bạn cần chú ý tới
  • Buồn nôn
  • Vết thương lâu lành
  • Nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ và nhiễm trùng nấm men ở nam giới
  • Tăng huyết áp

Các giai đoạn bệnh tiểu đường gồm tiền tiểu đường, tiểu đường loại 1 và nếu tiếp tục sẽ bước sang giai đoạn tiểu đường loại 2. Nếu phát hiện sớm, bạn có thể ngăn ngừa, kiểm soát được tình trạng bệnh.

phat-hien-va-ngan-chan-benh-ngay-tu-giai-doan-tien-dai-thao-duong-2

Làm sao để kiểm soát bệnh trong giai đoạn tiền tiểu đường

Phòng ngừa và chữa trị bệnh tiểu đường ngay từ đầu là rất cần thiết. Vì tình trạng bệnh xuất hiện do lượng đường trong máu tăng, không gì khác hơn, bạn phải hạn chế các thức ăn ngọt trong khẩu phần ăn của mình. Tốt nhất không nên ăn các loại bánh, kẹo ngọt, uống nước ngọt,…Bên cạnh đó, tiểu đường cũng tăng nguy cơ khi bạn thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm thường ngày như cơm, bánh mỳ trắng, bún, mỳ,…Kể cả nước ép trái cây, trái cây sấy khô cũng không nên có trong thực đơn của bạn.

phat-hien-va-ngan-chan-benh-ngay-tu-giai-doan-tien-dai-thao-duong-1

Cũng như nhiều loại bệnh khác, điều đầu tiên luôn cần một sức khỏe tốt để có thể kháng bệnh. Bạn cần phải luyện tập thể dục thường xuyên để duy trì mức cân nặng phù hợp. Các thực phẩm tốt cho người bị bệnh tiểu đường nên có trong thực đơn chính là rau, củ quả nhiều chất xơ,….

Song song đó các cây thuốc nam cũng có khả năng phòng ngừa và chữa trị bệnh tiểu đường khá tốt. Sử dụng các loại thảo dược như Khổ qua rừng, dây thìa canh, tảo Spirulina… sẽ có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiền đái tháo đường có thể phát triển thành đái tháo đường.

Giai đoạn tiền đái tháo đường chưa phải là giai đoạn nguy hiểm song bằng cách quan sát những triệu chứng bệnh tiểu đường, người bệnh vẫn cần phải có những thay đổi tích cực để bệnh không tiến lên mức tiểu đường loại 2.